Sáo Recorder là nhạc cụ, Đồ chơi tuổi thơ

Sáo Recorder là loại nhạc cụ phổ biến trong ngành giáo dục âm nhạc cho trẻ em trên thế giới. Tuy nhiên, chúng ta thường nghĩ đây chỉ là một món đồ chơi thời thơ ấu. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về sự ra đời của sáo Recorder và quá trình phát triển của loại sáo này qua bài viết ngay sau đây với Minh Phụng Music

Lịch sử và quá trình phát triển của sáo Recorder

Một trong các phiên bản đầu tiên của sáo Recorder là “Quena” – một nhạc cụ bắt nguồn từ Mỹ Latinh có từ thời đế chế Incan cổ đại. Sáo Recorder hiện đại được phát triển ở châu Âu trong thời trung cổ. Từ nửa sau thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, nó thường được sử dụng trong các buổi buổi diễn nhạc sống. Nhưng vào cuối thế kỷ 18, nó bắt đầu bị lu mờ bởi “sáo ngang” (flute), một nhạc cụ có hình dáng tương tự, mặc dù có một sự khác biệt về âm lượng và âm sắc. Sáo Recorder ban đầu được biết đến với cái tên “sáo”. Sau này, được gọi là sáo Recorder để phân biệt với “sáo ngang”.

Các sáo Recorder của thế kỷ 17 có một lỗ khoan hình trụ, âm sắc rộng hơn và có ít lỗ bấm hơn recorder hiện tại. Ban đầu, chúng đóng một vai trò quan trọng trong các bản nhạc, như vocal chính, phần đệm trong các buổi nhạc hòa tấu cũng như các nhóm nhạc Jazz cùng các loại đàn như violin.

Vào thời kỳ Baroque (1600 – 1750), sáo recorder thường được sử dụng như một nhạc cụ độc tấu. Để cho âm thanh trong trẻo, lỗ sáo Recorder được làm hình nón. Do đó, các bội âm, hài âm cao hơn trở nên nổi bật hơn, mang lại âm sắc đặc biệt mà chúng ta nghe thấy ngày nay.

Trong giai đoạn này, rất nhiều tuyệt phẩm sonata và concerto được viết riêng cho sáo Recorder, có thể nói rằng đây là thời kỳ hoàng kim của nhạc cụ này. Bên cạnh hai tác phẩm kinh điển Seven Sonatas” và “Two Trio Sonatas” của G. F. Handel; có vô cùng nhiều các tác phẩm operas và oratorios được viết riêng cho recorders. Sáo recorders cũng được dùng để biểu diễn solo trong tác phẩm “Brandenburg Concerto” bản số 2 và số 4 của nhà soạn nhạc đại tài J.S.Bach, với tư cách là một nhạc cụ cá nhân thể hiện phần obbligato trong cantatas. Ngoài ra, các nhà soạn nhạc người Ý như Scarlatti và A. Vivaldi đã viết rất nhiều bản sonata, trio sonata và concerto cho sáo Recorder – “Concerto in C-Major for Sopranino Recorder and String Orchestra” là một trong những bài đặc biệt nổi tiếng.

Từ thời kỳ cổ điển, khi các tác phẩm của Mozart và Beethoven trở nên phổ biến,khi các dàn nhạc orchestra bắt đầu phát triển, nhưng vì hạn chế bởi âm lượng, sáo Recorder dần trở nên yếu thế so với nhiều nhạc cụ khác. Ngày nay, sáo Recorder là nhạc cụ phổ biến nhất trong giáo dục âm nhạc căn bản, được sử dụng rộng rãi ở các trường tiểu học trên toàn thế giới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *