Bạn có biết: Nhiễm HPV mới là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng?

 

      Có thể bạn đã quá quen thuộc khi nghe thông tin nhiễm HPV có thể gây ung thư cổ tử cung. Nhưng bạn có biết nhiễm HPV cũng liên quan tới nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn không?

 

 HPV mới là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng?

HPV mới là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư vòm họng?

 

Mối liên hệ giữa HPV và ung thư vòm họng

   HPV (Human papillomavirus) là tên của một loại virus gây u nhú ở người. Nhiễm HPV là một tình trạng rất phổ biến, chúng thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt, trầy xước hoặc vết rách nhỏ trên da. Con đường lây nhiễm của HPV bao gồm đường tình dục hoặc qua tiếp xúc bề mặt da.

   Trong hầu hết trường hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể đánh bại HPV trước khi nó tạo ra mụn cóc, vì vậy rất dễ nhiễm HPV nhưng không phát hiện ra. Khi nhiễm HPV, có tới hơn 90% trường hợp có thể tự khỏi nhưng 10% còn lại chuyển thành mãn tính và nguy cơ cao phát triển thành một số dạng ung thư, trong đó phổ biến nhất là ung thư cổ tử cung.

   Nếu như trước đây khi nhắc tới ung thư vòm họng, người ta thường chủ yếu tập trung đề cập tới vai trò của virus Epstein Barr (EBV) hoặc một số yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc di truyền thì ngày nay, HPV là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên căn bệnh này.

   Theo thống kê, HPV dương tính xảy ra ở 70% trường hợp ung thư vòm họng trên tổng số 54.000 người mắc mỗi năm tại Hoa Kỳ. Xu hướng quan hệ bằng miệng được xem là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ người mắc ung thư vòm họng do HPV tăng cao ở quốc gia này.

   HPV có tới hơn 100 loại khác nhau, trong đó có 15 loại nguy cơ cao có liên quan tới ung thư, và đặc biệt, HPV 16 và HPV 18 là hai loại phổ biến và nguy hiểm nhất gây nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư vòm họng.

 

Tiêm vacxin HPV có phòng được ung thư vòm họng không?

   Vacxin tiêm phòng HPV được phát triển với mục đích phòng ngừa các bệnh do HPV gây ra, bao gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, mụn cóc sinh dục… Như vậy có nghĩa là vacxin HPV có thể ngăn ngừa được ung thư vòm họng do HPV.

   Theo khuyến cáo của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ thì vacxin HPV nên được tiêm phòng cho cả nam giới và nữ giới bắt đầu từ độ tuổi 11, 12 (độ tuổi trước khi tiếp xúc với HPV qua đường tình dục) cho tới khi đủ 27 tuổi. Với những trường hợp người trưởng thành từ 27-45 tuổi thì cũng có thể tiêm phòng HPV nhưng cần phải thảo luận kỹ càng với bác sĩ tiêm chủng để cân nhắc lợi ích và nguy cơ.

 

Vacxin HPV có thể phòng ngừa ung thư vòm họng do HPV gây ra

Vacxin HPV có thể phòng ngừa ung thư vòm họng do HPV gây ra

 

Lựa chọn điều trị ung thư vòm họng

   Có nhiều lựa chọn khác nhau cho điều trị ung thư vòm họng và chúng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như vị trí và giai đoạn của ung thư vòm họng, loại tế bào bị ung thư hóa, các tế bào có dấu hiệu nhiễm HPV hay không và thể trạng tổng thể của người bệnh. Trong đó, ung thư vòm họng dương tính với HPV thường có tiên lượng tốt hơn và hướng điều trị khác so với ung thư vòm họng HPV âm tính.

   Các bác sĩ sẽ hội chẩn, thảo luận về những lợi ích và rủi ro của từng lựa chọn, sau đó sẽ đưa ra cho bạn kế hoạch điều trị tốt nhất. Những phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm:

  • Xạ trị
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần cổ họng, thanh quản hoặc các hạch bạch huyết nhằm ngăn không cho tế bào ung thư lan sang vị trí khác
  • Hóa trị
  • Liệu pháp miễn dịch
  • Thuốc hướng đích

   Một thách thức lớn trong chẩn đoán và điều trị ung thư vòm họng đó là căn bệnh này không có nhiều triệu chứng đặc hiệu với ung thư, các triệu chứng của nó thường khá giống với một số bệnh lý khác. Các triệu chứng điển hình bao gồm: giảm thính lực, ù tai, nhiễm trùng tai tái phát, nghẹt mũi, nhức đầu, đau họng, khó nuốt hoặc khàn giọng… Những triệu chứng này rất dễ bị bỏ qua bởi nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, dị ứng theo mùa

 

Triệu chứng của ung thư vòm họng

Triệu chứng của ung thư vòm họng

 

   Thông thường người bệnh chỉ bắt đầu đi khám khi các triệu chứng đã chuyển nặng, ung thư vòm họng khi đó đã bước sang những giai đoạn muộn, hiệu quả điều trị sẽ không còn cao nữa.

 

Phòng ngừa ung thư vòm họng

   Mặc dù tới nay vẫn chưa có bất kỳ một biện pháp nào được chứng minh là có thể ngăn ngừa tuyệt đối nguy cơ mắc ung thư vòm họng nhưng một số lời khuyên sau có thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

  • Tiêm phòng vacxin HPV: Như đã đề cập ở phần trên, vacxin HPV có thể giúp phòng ngừa tất cả các bệnh lý do HPV gây ra, trong đó có ung thư vòm họng.
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh: Để phòng các bệnh lý lây nhiễm qua đường sinh dục nói chung, trong đó có ung thư vòm họng do HPV, biện pháp hiệu quả nhất đó là chung thủy với một bạn tình duy nhất, sử dụng các biện pháp bảo hộ trong quá trình quan hệ như bao cao su, thay đổi thói quen quan hệ bằng miệng, hoặc sử dụng miếng chắn nha khoa mỗi khi quan hệ.
  • Không hút thuốc: Nếu việc bỏ thuốc lá là một thách thức lớn với bạn, hãy tìm đến những biện pháp hỗ trợ quá trình bỏ thuốc của bạn được dễ dàng hơn. Trên thị trường hiện nay, Boni-Smok là sản phẩm mà bạn có thể tham khảo.
  • Hạn chế rượu bia: tốt nhất không nên uống rượu, bia nhưng nếu điều đó là khó có thể tránh khỏi, hãy sử dụng một cách điều độ.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Một chế độ ăn giàu vitamin, chất chống oxy hóa từ trái cây và rau quả sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Đặc biệt, hãy tránh các loại thực phẩm ướp muối, lên men lâu ngày, thực phẩm chiên rán, thực phẩm đóng hộp.
  • Giảm thiểu việc tiếp xúc với các hóa chất hoặc không khí độc hại bằng các dụng cụ bảo hộ lao động, khẩu trang, dọn dẹp môi trường sinh sống…
  • Đi khám và tầm soát ung thư định kỳ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng hoặc khi có những biểu hiện bất thường trên sức khỏe như ho, đau họng sau 1-2 tuần không khỏi thì hãy đi khám ngay lập tức.

   Như vậy, có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ung thư vòm họng và sự hiện diện của HPV là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Hãy trang bị đầy đủ kiến thức để bảo vệ bản thân và những người thân yêu khỏi căn bệnh này. Tiếp tục theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích xoay quanh chủ đề ung thư nhé. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

XEM THÊM:

  • Vai trò của xét nghiệm di truyền xác định nguy cơ mắc ung thư
  • Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng cao ở nam giới thiếu vitamin D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *