Bệnh gout ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh

 

   Gout là bệnh lý gặp nhiều hơn ở nam giới. Ở độ tuổi trước 50, cứ 10 người bị gout thì có 9 người là nam giới. Tuy nhiên, từ sau tuổi 50, tỷ lệ này bắt đầu thay đổi, số lượng nữ giới mắc bệnh gout dần tăng lên và đến tuổi 80 thì tỷ lệ nữ giới mắc gout đã nhiều hơn nam giới. Tại sao lại có sự thay đổi này? Bài viết này giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và khắc phục bệnh gout ở nữ giới.

 

Nguyên nhân phụ nữ bị bệnh gout

   Bệnh gout (còn gọi là thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Bệnh gout xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao tích tụ thành các tinh thể urat hình kim tại các khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau.

 

Tinh thể urat tích tụ tại các khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau.

Tinh thể urat tích tụ tại các khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau.

 

   Trước thời kỳ mãn kinh, estrogen – nội tiết tố của phụ nữ đã bảo vệ họ khỏi bệnh gout. Estrogen giúp thận đào thải acid uric qua đường nước tiểu. Đó là lý do tại sao rất hiếm khi gặp phụ nữ ở giai đoạn trước mãn kinh hoặc phụ nữ đang điều trị bằng liệu pháp thay thế estrogen bị bệnh gout. Khi một người phụ nữ bị bệnh gout trước 60 tuổi, cô ấy thường có các yếu tố nguy cơ khác, ví dụ:

  • Có yếu tố di truyền: Nếu một người trong gia đình bị gout, nguy cơ mắc bệnh gout  của cô ấy sẽ tăng lên.
  • Tiền sử bệnh thận: suy thận hoặc các bệnh lý khác làm giảm độ thanh lọc acid uric cầu thận.
  • Dùng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài
  • Béo phì hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp,…

   Tuy nhiên, trong thời kỳ mãn kinh (trung bình từ 51 tuổi trở lên), cơ thể của người phụ nữ cắt giảm sản xuất hormone estrogen. Nồng độ estrogen giảm xuống kéo theo nồng độ acid uric trong máu tăng lên. Sau vài năm, mức độ acid uric đạt đến điểm mà các tinh thể có thể hình thành gây ra bệnh gout. Khoảng 60 tuổi, số lượng các trường hợp bệnh gout ở phụ nữ và nam giới cân bằng nhau.

 

Nữ giới bị gout sẽ đối mặt với những vấn đề gì?

 

Ở phụ nữ, bệnh gout thường khởi phát đầu tiên ở đầu gối, ngón tay và cổ tay.

Ở phụ nữ, bệnh gout thường khởi phát đầu tiên ở đầu gối, ngón tay và cổ tay.

 

   Bệnh gout ở nữ giới khởi phát âm thầm và ít dữ dội hơn ở nam giới nhưng lại nguy hiểm hơn do người bệnh dễ bỏ qua các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Khi bệnh trở nặng, các triệu chứng của nó lại dễ nhầm với các bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp dễ dẫn đến hướng điều trị sai và điều trị muộn, gây ra những hậu quả và biến chứng nặng nề cho bệnh nhân gout như:

  • Hạt tophi: Hạt tophi (hay nốt tophi) hình thành do các những tinh thể natri urat kết tủa trong mô liên kết, tăng dần trong nhiều năm, lắng đọng tại các vị trí khớp xương và phần mềm quanh khớp. Chúng trông như các nốt sần nhỏ, căng phồng và phát triển ngay bên dưới da tại vị trí các khớp xương. Phụ nữ dễ bị nổi các hạt tophi hơn nam giới.
  • Sỏi thận, suy thận: Thận là cơ quan đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, acid uric tăng cao trong một thời gian dài sẽ khiến lắng đọng các tinh thể muối urat tại thận, từ đó hình thành nên sỏi thận, dẫn tới ứ đọng nước, mủ gây suy thận. Hơn nữa, sỏi cũng có thể rơi khỏi thận, theo đường niệu quản xuống bàng quang, gây sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, và đặc biệt là những cơn đau dữ dội dọc theo đường di chuyển của viên sỏi.
  • Làm tăng nguy cơ đau tim: Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Biên niên sử về bệnh thấp khớp ( Tạp chí của Liên đoàn Chống Thấp khớp Châu Âu) đã xem xét 9.642 người trên 65 tuổi mắc bệnh gout và 48.210 người không mắc bệnh gout. Kết quả cho thấy phụ nữ mắc bệnh gout có nguy cơ đau tim cao hơn khoảng 39% so với phụ nữ không mắc bệnh gout, trong khi ở đàn ông thì tỷ lệ này chỉ là 11%.

   Riêng ở nữ giới, khi bị bệnh gút thường có xu hướng phát triển thì các triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở đầu gối, ngón tay, cổ tay, đầu ngón tay nhưng cơn đau thường xuất hiện chậm hơn so với ở nam giới và khả năng bị tấn công nhiều khớp ở giai đoạn đầu mắc gút.

 

Phụ nữ cần làm gì để phòng ngừa và giảm các triệu chứng bệnh gout

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Hạn chế các thực phẩm giàu nhân purin, vì khi đi vào cơ thể purin dưới sự xúc tác của enzyme xanthine oxidase sẽ bị chuyển hóa thành acid uric. Một số thực phẩm giàu nhân purin nên tránh:

+ Các loại thịt có màu đỏ như: thịt bò, thịt dê, thịt chó…

+ Các loại hải sản, đặc biệt là các loại có vỏ cứng như tôm, cua, sò…

+ Phủ tạng động vật

+ Một số loại cố nguồn gốc thực vật như: nấm, măng tây, giá đỗ.

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại thịt trắng như thịt gia cầm, cá.
  • Ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm để trung hòa acid uric, bảo vệ thận, gan như cần tây, rau họ cải, rau xanh, gia vị gừng, quế, nghệ, rau thơm, rong biển…
  • Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric qua thận.
  • Có chế độ vận động và tập luyện thể thao phù hợp.

Chế độ điều trị

    Đối với bệnh gout, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định 2 loại thuốc: 1 loại giúp giảm đau trong các cơn gout cấp, 1 loại giúp hạ acid uric. Tuy nhiên như đã phân tích, đây đều là những nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định đã được bác sĩ điều trị đưa ra, tuyệt đối không tự ý tăng liều hay lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau.

Sử dụng BoniGut + từ Mỹ giúp hạ acid uric theo 3 cơ chế

 

Thành phần và tác dụng của BoniGut +

Thành phần và tác dụng của BoniGut +

 

   BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp từ Mỹ, bao gồm 12 loại thảo dược giúp hạ acid uric, giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả.

Ba cơ chế hạ acid uric của BoniGut + là:

  • Quả anh đào đen, hạt nhãn: Đây là các thảo dược giúp ức chế enzyme xanthine oxidase (đây là enzyme chuyển hóa purin thành acid uric trong máu) từ đó sẽ giúp ức chế hình thành acid uric ngay khi thức ăn mới vào cơ thế.
  • Hạt cần tây: Có tính kiềm giúp trung hòa acid uric trong máu.
  • Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù: lợi tiểu tăng đào thải acid uric ra khỏi đường tiểu

   Bên cạnh các loại thảo dược giúp hạ acid uric, BoniGut + còn chứa các loại thảo dược như: bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, húng tây giúp giảm đau, chống viêm trong các cơn gout cấp.

Nhờ thành phần toàn diện như trên, BoniGut + giúp giảm đau do gout, hạ acid uric về an toàn, từ đó:

  • Giúp giảm tần suất mắc các cơn gout cấp, hạn chế việc sử dụng thuốc giảm đau, hạn chế tác dụng phụ của nhóm thuốc này.
  • Giúp giảm sự hình thành hạt tophi, giúp co nhỏ các hạt tophi; giúp ngăn ngừa biến chứng sỏi thận, suy thận.

    Mong rằng bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh gout ở phụ nữ sau khi mãn kinh: nguyên nhân, các triệu chứng – biến chứng và cách phòng ngừa hiệu quả. BoniGut + của Mỹ là sản phẩm đang được đánh giá rất cao trên thị trường giúp kiểm soát bệnh Gout hiệu quả, giúp ngừa các cơn đau cấp, phòng ngừa và giảm nhẹ biến chứng của bệnh. Nếu còn bất kỳ những băn khoăn thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ theo số tổng đài miễn phí 1800.1044 để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

  • BoniGut + có giúp bệnh nhân gút ăn uống thoải mái hơn không?
  • 7 lưu ý quan trọng trong chế độ ăn cho người bị gout

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *