Tiểu đường là bệnh mãn tính ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hoặc sử dụng insulin (hormone giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng) của cơ thể. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Vậy bệnh tiểu đường ảnh hưởng lên những cơ quan khác nhau trong cơ thể như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến các cơ quan trong cơ thể?
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến các cơ quan trong cơ thể?
Tim
Tim là cơ quan có chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể là bơm máu đi nuôi khắp cơ thể. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tiểu đường là một trong bảy yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh lý tim mạch, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và bệnh mạch máu. Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn những người không mắc bệnh tiểu đường. Bệnh lý tim mạch phổ biến nhất mà các bệnh nhân tiểu đường hay mắc phải là bệnh động mạch vành, xảy ra do sự tích tụ mảng bám cholesterol trong thành động mạch.
Theo thời gian, tiểu đường làm gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh điều khiển tim. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, người mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh tim càng cao.
Thận
Thận được biết là một trong các cơ quan bài tiết cực kỳ quan trọng trong hệ tiết niệu. Một trong những chức năng quan trọng của thận chính là lọc máu và lọc những chất bẩn, có hại ra ngoài. Thận còn có chức năng bài tiết nước tiểu. Để làm được điều này, trong thận có rất nhiều mạch máu nhỏ, giúp lọc chất thải trong khi vẫn giữ lại các phân tử hữu ích khác.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương thận, khiến chức năng thận suy giảm, dẫn đến suy thận, phải chạy thận hoặc ghép thận. Nguyên nhân do thận phải hoạt động nhiều hơn để đào thải glucose dư thừa trong nước tiểu, lâu dần có thể dẫn đến suy thận. Bên cạnh đó, ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương các mao mạch ở cầu thận. Điều này làm giảm khả năng lọc của thận, dẫn đến sự tích tụ các chất độc hại trong máu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 18% bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh tiểu đường cũng mắc các bệnh thận mãn tính ở giai đoạn nặng.
Não
Theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường có khả năng làm thay đổi cấu trúc não của bạn. Đó là nguyên nhân khiến bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị suy giảm nhận thức và mất trí nhớ cao hơn 50% so với những người không mắc bệnh tiểu đường.
Cụ thể, những người mắc bệnh tiểu đường có mật độ và khối lượng chất xám trong não thấp hơn. Chất xám là thành phần chính của hệ thần kinh trung ương, mật độ và thể tích chất xám giảm sẽ ảnh hưởng đến nhiều chức năng của não và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong não. Điều này có thể dẫn đến đột quỵ hoặc chết mô não.
Bệnh tiểu đường có khả năng làm thay đổi cấu trúc não.
Phổi
Theo nghiên cứu, bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể dẫn đến suy giảm chức năng phổi, nhẹ thì dẫn đến hen suyễn, nặng có thể dẫn đến xơ phổi. Hiện nay, người ta chưa biết nguyên nhân gì dẫn đến các vấn đề về phổi ở bệnh nhân tiểu đường.
Một số nghiên cứu cho thấy các thuốc điều trị tiểu đường có thể góp phần gây ra bệnh phổi. Ví dụ: Insulin là một yếu tố khiến bệnh phổi trở nên nặng hơn.
Răng miệng
Khi bệnh tiểu đường không kiểm soát, nồng độ glucose cao trong nước bọt sẽ là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển. Chúng có thể kết hợp với thức ăn để tạo thành mảng bám trong miệng. Một số loại mảng bám gây sâu răng, số khác gây nướu răng hoặc hôi miệng. Ở bệnh nhân tiểu đường, bệnh nướu răng cũng nặng và khó điều trị hơn. Ngoài ra, bệnh này cũng có thể khiến đường huyết của bạn khó kiểm soát.
Mảng bám có thể cứng lại theo thời gian thành cao răng, khiến việc chải và làm sạch giữa các kẽ răng trở nên khó khăn hơn. Khi điều này xảy ra, nướu có thể bị đỏ, sưng tấy và dễ chảy máu. Đây là những dấu hiệu của bệnh nướu răng gọi là viêm nướu .
Viêm nướu không được điều trị có thể tiến triển thành bệnh nướu răng gọi là viêm nha chu . Khi bạn mắc phải tình trạng này, nướu sẽ tách ra khỏi răng và tạo thành túi. Những túi này bị nhiễm trùng và nhiễm trùng có thể kéo dài.
Viêm nha chu không được điều trị sẽ phá hủy nướu, xương và mô nâng đỡ răng. Răng của bạn bị lung lay và có thể cần phải nhổ bỏ.
Hệ tiêu hóa
Đường huyết cao thể thể làm tổn thương dây thần kinh phế vị – dây thần kinh chạy từ thân não xuống bụng. Dây thần kinh phế vị bị tổn thương sẽ dẫn đến liệt dạ dày. Liệt dạ dày là tình trạng dạ dày của bạn tiêu hóa thức ăn chậm hơn nhiều so với bình thường. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Mất nước.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Suy dinh dưỡng do cơ thể không tiêu hóa tốt thức ăn.
Theo thống kê, 20 – 50% bệnh nhân tiểu đường bị liệt dạ dày.
Mắt
Ở một số bệnh nhân tiểu đường, nhìn mờ là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường. Theo thời gian, tiểu đường có thể dẫn đến biến chứng võng mạc tiểu đường gây ra các vấn đề về thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa. Nguyên nhân do lượng đường trong máu cao làm hỏng võng mạc và các mạch máu xung quanh. Khi đó, cơ thể bạn sẽ cố gắng điều chỉnh lại bằng cách tạo ra các mạch máu mới nhỏ, yếu ớt và dễ bị tổn thương hơn.
Bệnh võng mạc tiểu đường cũng dẫn tới các bệnh lý khác về mắt, như:
- Phù hoàng điểm do tiểu đường: Xảy ra khi các mạch máu mới hình thành bị tổn thương gây rò rỉ máu và dịch vào võng mạc gây sưng tấy điểm vàng.
- Bong và rách võng mạc: Mạch máu sau khi nứt vỡ sẽ tạo sẹo, tạo lực kéo võng mạc mỏng manh ra khỏi đáy mắt, khiến võng mạc bong rách, dẫn đến tình trạng mờ mắt, thấy đốm đen, lóe sáng, chớp sáng, thậm chí mất hoàn toàn tầm nhìn.
- Tăng nhãn áp thứ phát: Các mạch máu mới hình thành tại võng mạc có thể ngăn cản thủy dịch lưu thông trong mắt, làm tăng nhãn áp, gây chèn ép và phá hủy dây thần kinh thị giác, khiến thị lực giảm nặng và mù vĩnh viễn.
Hệ sinh dục
Cả nam và nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể gặp các vấn đề về sinh sản.
Ở nam giới bị tiểu đường, các mạch máu bị tổn thương làm giảm lưu lượng máu đến dương vật. Bên cạnh đó, các dây thần kinh bị tổn thương làm giảm khả năng truyền tín hiệu dẫn đến mất khả năng cương cứng dương vật. Hơn nữa, tiểu đường còn làm giảm nồng độ Testosterone, đây là hormon giữ vai trò chủ đạo chức năng hoạt động tình dục nam giới do tác dụng kích thích vỏ não dẫn tới tăng tiết NO gây giãn động mạch dương vật làm cho dương vật cương cứng. Tất cả các nguyên nhân trên dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới mắc tiểu đường.
Ở nữ giới, bệnh tiểu đường làm tổn thương dây thần kinh gây khô âm đạo. Tổn thương mạch máu có thể dẫn đến thiếu lưu lượng máu đến các cơ quan sinh sản nữ. Với phụ nữ không mắc tiểu đường, insulin giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hormone duy trì các mô sinh sản và điều hòa sự rụng trứng. Khi bị tiểu đường, quá trình này có thể không hoạt động. Bệnh này cũng có liên quan hội chứng buồng trứng đa nang do nồng độ testosterone cao, làm giảm rụng trứng hoặc giải phóng trứng, khiến khó mang thai.
BoniDiabet+ – Bí quyết kiểm soát bệnh tiểu đường từ Mỹ
BoniDiabet+ là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, giúp hạ và ổn định đường huyết nhờ các thành phần sau:
Thành phần sản phẩm BoniDiabet+ từ Mỹ.
- Các loại thảo dược giúp hạ đường huyết: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội.
- Các nguyên tố vi lượng giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng: Magie, kẽm, selen, crom.
- Các dưỡng chất và vitamin: Acid alpha lipoic, acid folic, vitamin C.
Nhờ có các thành phần toàn diện như trên, BoniDiabet+ giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Lợi ích của yến mạch với người bệnh tiểu đường
- Nhiễm trùng đường tiết niệu ở bệnh nhân tiểu đường