Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), chỉ tính đến năm 2015, thế giới đã có tới hơn 400 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng, đặc biệt là tiểu đường type 2. Đây là bệnh lý với nhiều biến chứng vô cùng phức tạp và nguy hiểm, khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm đáng kể. Vậy bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không, các phương pháp điều trị bệnh hiện nay là gì? Bài viết này sẽ giải đáp cho các bạn đọc một cách đầy đủ nhất.
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Tiểu đường type 2 là bệnh lý như thế nào?
Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa do những khiếm khuyết hoặc tác động của hormone Insulin khiến lượng đường trong máu cao bất thường.
Người ta phân loại bệnh tiểu đường gồm 3 thể: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, 90 – 95% người bệnh thuộc nhóm tiểu đường type 2. Đối với thể bệnh này, cơ thể không sản xuất đủ Insulin hoặc có đủ nhưng chúng hoạt động không hiệu quả. Không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra bệnh tiểu đường type 2, các yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh bao gồm:
- Tuổi tác tăng.
- Thừa cân, béo phì.
- Chế độ ăn uống giàu năng lượng, ít vận động.
- Yếu tố di truyền.
Có thể thấy, tiểu đường là bệnh lý do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau tạo ra. Vậy, bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không? Mục tiêu trong điều trị tiểu đường type 2 là gì?
Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không?
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu khoa học về các loại thuốc mới cũng như các phương pháp điều trị mới cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, dù bạn mới mắc bệnh hay mắc bệnh trong thời gian dài, bởi nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.
Thế nhưng, người bệnh không nên quá lo lắng về vấn đề này. Vì với bệnh tiểu đường, đặc biệt là type 2, việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ cùng với xây dựng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, sẽ giúp bệnh được kiểm soát tốt.
Khi đường huyết được duy trì ở mức an toàn, bệnh nhân có thể phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra và yên tâm sống vui, sống khỏe với căn bệnh này.
Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Mặc dù thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi cá nhân là khác nhau, vẫn có những mục tiêu điều trị chung đối với người bệnh tiểu đường (người trưởng thành, không có thai). Bảng dưới đây sẽ trình bày các mục tiêu điều trị cần đạt dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường
Mục tiêu |
Chỉ số |
|
HbA1C |
<7% |
|
Đường huyết lúc đói, trước ăn |
4.4 -7 .2 mmol/L |
|
Đường huyết sau ăn 1-2 giờ |
<10.0 mmol/L |
|
Huyết áp |
Nếu chưa có biến chứng thận: <140/90 mmHg Nếu đã có biến chứng thận: <130/85 mmHg |
|
*HbA1C: Chỉ số phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân trong 3 tháng
Như chúng ta có thể thấy, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, người bệnh cũng cần lưu ý đến những vấn đề như: Mỡ máu hay huyết áp.
Đối tượng người già thường mắc nhiều các bệnh mãn tính khác, chức năng của các bộ phận trên cơ thể kém hơn, mục tiêu điều trị có thể thay đổi dựa theo tình trạng sức khỏe người bệnh.
Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 không thể chữa khỏi hoàn toàn, đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải sống chung với bệnh lý này suốt đời. Do đó, để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả, cũng như phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phối hợp song song cả hai phương pháp là điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc.
Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Phương pháp điều trị dùng thuốc
Thông thường, người bệnh tiểu đường sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc với nhau. Người bệnh cần tuân thủ đúng về liệu lượng và thời gian sử dụng được khuyến cáo, tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều.
Sử dụng thuốc uống và thuốc tiêm không phải Insulin
Nhiều loại thuốc uống và thuốc tiêm hiện được sử dụng để điều trị tiểu đường type 2. Mỗi loại thuốc lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Bác sĩ sẽ cân nhắc các yếu tố về tác dụng, tác dụng phụ, giá thuốc để chỉ định loại thuốc và liều cho người bệnh. Người bệnh tiểu đường cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, việc tự ý dừng thuốc hay hạ liều có thể gây ra tăng đường huyết đột ngột.
Theo khuyến cáo, ban đầu bệnh tiểu đường được chỉ định với Metformin. Sau 3 tháng không đạt mục tiêu về chỉ số HbA1c mới kết hợp với thuốc khác hoặc chuyển sang hẳn nhóm thuốc khác.
Tiêm insulin
Nếu như tiêm Insulin là bắt buộc đối với tiểu đường type 1 thì trong tiểu đường type 2, Insulin thường được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn, việc điều trị bằng các loại thuốc khác không làm chỉ số đường huyết và HbA1c đưa về ngưỡng an toàn.
Insulin là thuốc có tác dụng điều trị hạ đường huyết mạnh nhất và không giới hạn về liều. Tuy nhiên, Insulin có thể khiến bệnh nhân bị hạ đường huyết, tăng cân, loạn dưỡng mô mỡ. Vì vậy, khi được chỉ định Insulin, người bệnh và người nhà cần được hướng dẫn cẩn thận.
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Thay đổi lối sống là một biện pháp an toàn, hiệu quả giúp đưa đường huyết về ngưỡng an toàn. Điều này cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2. Người bệnh cần có một lối sống lành mạnh, tích cực vận động tập thể dục, loại bỏ các căng thẳng stress và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tập thể dục thường xuyên
Khi cơ thể vận động, cơ bắp sẽ tăng hấp thu và sử dụng đường làm năng lượng, giúp đường huyết hạ và ổn định. Ngoài ra, tập thể dục cũng rất tốt cho tim mạch và hệ hô hấp.
Tập thể dục tốt cho bệnh tiểu đường.
Người bệnh được khuyến cáo nên tập thể dục 30 – 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Bài tập đơn giản nhất là đi bộ. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể tập các bài tập kháng lực (nâng tạ, kéo dây mức độ nhẹ), tập yoga.
Người bệnh cũng cần kiểm tra đường huyết và các biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh ngoại biên trước khi luyện tập và không nên luyện tập quá gắng sức.
Loại bỏ stress, căng thẳng
Nhiều người bệnh không biết rằng, stress cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bệnh tiểu đường type 2 có thể trầm trọng hơn. Stress làm cơ thể gia tăng tiết hormone Cortisol. Hormone này sẽ gây tăng đường huyết, tăng huyết áp. Vòng lặp stress – tăng đường huyết – stress làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, stress dễ khiến người bệnh không kiểm soát được việc ăn uống, dễ ăn nhiều đồ ngọt, sử dụng chất kích thích, chán nản không muốn vận động,…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh, thể trạng người bệnh, thói quen ăn uống và văn hóa, đặc điểm ẩm thực nơi bệnh nhân sinh sống.
Các nguyên tắc chung mà bệnh nhân nào cũng nên tuân theo là:
- Bệnh nhân nếu béo phì, thừa cân nên giảm ít nhất 3 – 7% so với cân nặng nền.
- Không nên ăn quá ít hay ăn quá nhiều, hạn chế sự thay đổi lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không nên hút thuốc, nếu sử dụng rượu bia thì chỉ uống nhiều nhất 1 lon bia (330ml)/ngày, rượu 200ml/ngày.
- Nên ăn nhiều các món ăn nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, các chất béo trong dầu thực vật. Ngoài ra cần bổ sung các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, Magie, Canxi bởi các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng việc ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Không nên sử dụng quá nhiều muối trong bữa ăn, hay các chất tạo vị ngọt (đường bắp, Aspartame, Saccharin,…).
Tuy rằng, với câu hỏi “Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không?”, câu trả lời là không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được căn bệnh này nếu có các phương pháp cải thiện đúng đắn.
Và một trong những biện pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hiện nay đó là dùng thêm sản phẩm hỗ trợ BoniDiabet+. BoniDiabet+ có công thức toàn diện với công nghệ bào chế hiện đại, được đánh giá là rất hiệu quả với bệnh tiểu đường.
BoniDiabet+– Giúp người bệnh kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả
BoniDiabet+ đã phân phối ở Việt Nam hơn 10 năm nay. Sản phẩm được rất nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng. Đây là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất tại hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP của WHO và FDA.
BoniDiabet+ sử dụng công nghệ bào chế microfluidizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới. Nhờ vậy mà BoniDiabet+ có thời hạn sử dụng kéo dài, khả năng hấp thu có thể đạt tới 100%.
Mỹ là thị trường kiểm duyệt thực phẩm chức năng rất gắt gao, sản phẩm cần phải đảm bảo chất lượng tuyệt đối mới được phân phối ra thị trường và xuất ra thế giới.
Khi về Việt Nam, BoniDiabet+ đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, tỷ lệ bệnh nhân cho hiệu quả tốt lên đến 96.7%.
Tác dụng các thành phần của BoniDiabet +
Thành phần của BoniDiabet+ rất toàn diện, bao gồm 4 nhóm với tác dụng ưu việt trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
- Nhóm thảo dược: Chiết xuất thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
- Nhóm nguyên tố vi lượng: Magie, Kẽm, Selen, Crom giúp ổn định đường huyết, ngăn không cho đường huyết lên xuống thất thường, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh.
- Acid alpha lipoic giúp bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận, cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ, từ đó ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
- Vitamin C, Acid folic giúp tăng cường miễn dịch, giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc.
Đánh giá của khách hàng sử dụng BoniDiabet+
Tại Việt Nam, rất nhiều khách hàng đã hài lòng và đánh giá cao về chất lượng và hiệu quả của BoniDiabet+. Dưới đây là chia sẻ của những người bệnh đã dùng sản phẩm.
Chú Hoàng Văn Mạnh, 61 tuổi. Điện thoại 0935.723.523/ 0334.133.643. Địa chỉ số 38, thôn 6, (đường Ngô Quyền), xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
Chú Hoàng Văn Mạnh, 61 tuổi.
“Chú từng chịu bao nhiêu khổ sở vì bệnh tiểu đường. Đường huyết chú hồi đó rất cao 13.6 mmol/L. Chú còn bị nhiều biến chứng của bệnh nữa. Nào là tê bì chân tay, lòng bàn chân đau rát, choáng váng xây xẩm mặt mày. Chú được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tây, chú uống hoài mà đường huyết vẫn cứ lên xuống thất thường, lúc thì 9, lúc 11 mmol/L, lúc cao tới 13 mmol/L.”
“Tình cờ chú thấy người ta giới thiệu BoniDiabet+ trên tivi, chú tìm hiểu rồi mua về dùng. Thật bất ngờ, sau khi dùng được 4 lọ BoniDiabet+ cùng thuốc tây, đường huyết của chú chỉ còn có 6.5 mmol/L thôi, đến bác sĩ cũng phải ngạc nhiên. Từ ngày sử dụng BoniDiabet+ , đường huyết của chú luôn ổn định, rồi các biến chứng tê bì chân tay, lòng bàn chân đau rát, choáng váng cũng đỡ nhiều, chú cảm thấy cơ thể lúc nào cũng khỏe khoắn tràn đầy năng lượng. Chú hài lòng lắm!”
Lời khuyên của chuyên gia về biện pháp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả
Để có phương pháp giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, mời bạn theo dõi video chia sẻ của Ts.Bs Nguyễn Thị Sơn, giảng viên trường đại học Y Dược TPHCM sau đây
Chia sẻ của Ts.Bs Nguyễn Thị Sơn về giải pháp giúp cải thiện bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm
Ts.Bs Nguyễn Thị Sơn cho biết: “Tiểu đường là bệnh lý mạn tính phổ biến hiện nay và chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Đường huyết cao sẽ khiến người bệnh tiểu đường gặp phải các biến chứng trên tim mạch, gan thận, mắt và thần kinh,… Do đó, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát bệnh tiểu đường từ sớm. Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cần kết hợp thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn thức ăn nhiều đường, tinh bột, ăn vừa đủ đạm và chất béo, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ, trái cây.”
“Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng quan trọng của các nguyên tố vi lượng như: Magie, kẽm, selen, crom trong việc phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. BoniDiabet+ của Mỹ chính là sản phẩm giúp bổ sung các nguyên tố thiết yếu này. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung nhiều loại thảo dược tự nhiên và các chất dinh dưỡng giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả.”
Bài viết trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không?” và nắm được những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Nếu còn có thắc mắc nào về bệnh, cũng như về sản phẩm BoniDiabet +, mời bạn liên lạc về số hotline 1800.1044 trong giờ hành chính để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Bệnh tiểu đường nên uống sữa gì? 3 tiêu chí chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?