Các loại xét nghiệm gout phổ biến

 

   Trong những năm gần đây, cuộc sống hiện đại vội vã khiến với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến tỷ lệ người mắc bệnh Gout ngày càng tăng. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh gout? Dưới đây là các xét nghiệm gout phổ biến.

 

 Có những xét nghiệm gout nào?

Có những xét nghiệm gout nào?

 

Tổng quan về bệnh gout

   Bệnh gout là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric trong máu. Bệnh thường xảy ra ở nam giới ở độ tuổi trung niên. Các đối tượng khác có nguy cơ mắc bệnh cao là người thường xuyên uống rượu bia, béo phì, ít vận động, gia đình có người thân bị bệnh Gout, nữ giới sau giai đoạn mãn kinh.

   Các triệu chứng của bệnh gout thường gặp là:

  • Đau khớp dữ dội; sau khi cơn đau qua đi người bệnh có thể vẫn cảm thấy khó chịu từ vài ngày đến vài tuần.
  • Càng về sau các cơn đau tần suất càng dầy và thời gian đau càng kéo dài, ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
  • Khớp bị ảnh hưởng sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Biên độ hoạt động bị giới hạn.

 

Những ai nên đi xét nghiệm gout?

Xét nghiệm gout thường được khuyến nghị cho người có triệu chứng hoặc có tiền sử bệnh gout nghi ngờ đang trong đợt bùng phát bệnh. Do đó, phương pháp này thường được chỉ định cho:

  • Bệnh nhân bị đau, sưng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp.
  • Người bệnh đau dữ dội ở khớp bàn ngón chân cái.
  • Người bị viêm tái phát ở vòm trong của bàn chân.
  • Bệnh nhân có các triệu chứng thoáng qua của bệnh gout và tự khỏi.

   Các triệu chứng của bệnh gout có nhiều điểm tương đồng với nhiều bệnh khác nên rất dễ gây nhầm lẫn. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm gout để phân biệt là rất quan trọng.

 

Các loại xét nghiệm Gout phổ biến

Xét nghiệm nồng độ acid uric máu

  Đây là phương pháp xét nghiệm gout phổ biến nhất. Xét nghiệm này dùng để kiểm tra nồng độ acid uric trong máu bệnh nhân.

  Khi hàm lượng acid uric trong máu tăng cao cơ thể không kịp đào thải ra ngoài thì các tinh thể có thể kết tinh lắng đọng với nhau tại các khớp xương gây viêm sưng và sinh ra những cơn đau nhức tại các khớp.

   Cụ thể: Acid uric máu ở nam trên 420 µmol/l, nữ trên 360 µmol/l.

Xét nghiệm acid uric niệu

   Xét nghiệm này được chỉ định sau khi người bệnh thăm khám lâm sàng, nghi ngờ có khả năng mắc Bệnh Gout cao. Xét nghiệm gout này để tìm hiểu nguồn gốc tăng acid uric trong máu là do quá trình sản xuất hay do quá trình đào thải acid uric qua tiết niệu, từ đó có các phương pháp điều trị thích hợp.

   Người bình thường nồng độ acid uric có trong nước tiểu là 2,2 – 5,5 nmol/L/24h.

Xét nghiệm dịch khớp

   Đây là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh gout. Dịch khớp nằm ở khoảng trống giữa các khớp, có vai trò như một lớp đệm các đầu xương, giúp giảm ma sát khi các khớp hoạt động. Nếu dịch khớp có tinh thể urat thì người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh gout. Bên cạnh đó, ở bệnh nhân gout thì dịch khớp cũng giàu các tế bào viêm (bạch cầu đa nhân trung tính).

Xét nghiệm chức năng thận

   Xét nghiệm chức năng thận dùng trong theo dõi biến chứng của bệnh Gout đối với thận. Xét nghiệm này thường được chỉ định với bệnh nhân mắc bệnh gout lâu năm, nhằm đánh giá mức độ và tiến triển của bệnh lý.

   Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:

  • Chụp X – quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT).
  • Kiểm tra công thức máu
  • Xét nghiệm kháng thể
  • Xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR)
  • Xét nghiệm C-Reactive Protein (CRP)
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA)
  • Xét nghiệm anti- CCP

 

Bệnh cần lưu ý gì trước khi xét nghiệm gout?

   Trước khi tiến hành xét nghiệm gout, người bệnh cần lưu ý:

  • Không nên ăn bất kỳ thứ gì trong vòng 4 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà chưa được bác sĩ chỉ định. Nếu đang sử dụng thuốc cho bệnh khác, cần báo ngay với bác sĩ.
  • Không uống rượu, bia, các đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá,…
  • Hạn chế ăn uống thức ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo, nhiều đạm, nhiều đường như bánh kẹo ngọt,…
  • Uống đủ nước, nghỉ ngơi, tạo tinh thần thoải mái

   Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về các xét nghiệm gout phổ biến. Gout có thể gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe người bệnh, nặng nề nhất là nguy cơ tàn phế. Do đó, mỗi người nên quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, kiểm tra định kỳ. Khi có bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám, làm các xét nghiệm gout để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

  • Vì sao người bệnh gút nên uống nước ion kiềm?
  • Những cách giúp làm xẹp hạt tophi cho người bệnh gút

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *