Làm đẹp là đặc quyền của phái nữ và luôn được các chị em chú trọng, trong đó bao gồm cả việc làm móng. Cũng giống như da và tóc, một bộ móng chắc khỏe được cắt tỉa cẩn thận và xinh đẹp sẽ giúp các chị em cảm thấy tự tin hơn. Vậy là thế nào để dưỡng cho móng tay luôn chắc khỏe, nhanh dài và hạn chế tình trạng yếu, gãy? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại cách dưỡng móng tay chắc khỏe tại nhà hiệu quả, xem và áp dụng ngay nhé!
Bổ sung dưỡng chất biotin – cách dưỡng móng tay khỏe đẹp
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung biotin – một loại vitamin nhóm B có thể giúp tăng độ dày, dưỡng móng tay chắc khỏe và không bị giòn gãy. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện ở các chị em phụ nữ có móng tay yếu, dễ gãy. Kết quả sau khoảng 6 – 9 tháng sử dụng cho thấy rằng, có khoảng 25% trường hợp đã tăng độ dày của móng tay và tình trạng nứt gãy cũng giảm đi rõ rệt.
Bên cạnh đó, móng và tóc cũng có nhiều điểm tương đồng với nhau. Do đó, việc cung cấp dưỡng chất cho móng tay cũng sẽ giúp tóc được cải thiện đáng kể. Mặc dù biotin có khả năng giúp móng tay nhanh dài, chắc khỏe và không có tác dụng phụ nhưng để đảm bảo an toàn, vẫn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều biotin như trứng, súp lơ, quả bơ, gạo nguyên cám,…
Giữ cho móng tay sạch sẽ và khô
Đây được xem là cách dưỡng móng tay khỏe đẹp dễ dàng nhất tại nhà. Các chuyên gia da liễu đã khuyên rằng, nên hạn chế để móng tay và móng chân tiếp xúc quá nước hoặc môi trường ẩm ướt quá lâu.
Nguyên nhân là do nước có thể khiến cho móng tay mềm đi. Việc tiếp xúc với nước quá nhiều có thể làm cho lớp nền của móng tay sẽ bị nở ra, sau đó sẽ co lại khi nước bay hơi. Điều này sẽ khiến móng tay trở nên mỏng và dễ bị đứt gãy hơn. Để tránh tình trạng này, bạn có thể đeo găng tay cao su khi rửa chén và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước hoặc khi bơi lội.
Thường xuyên dưỡng ẩm cho móng và lớp biểu bì
Một trong những cách dưỡng móng tay hiệu quả là thường xuyên dưỡng ẩm cho móng và lớp biểu bì. Mặc dù hiện tại vẫn chưa có nhiều dữ liệu chứng minh việc giữ ẩm móng tay sẽ giúp móng nhanh mọc dài. Nhưng thực tế cho thấy việc thường xuyên dưỡng ẩm cho móng có thể giúp cải thiện lớp biểu bì quanh móng và giúp móng không bị gãy do bị thiếu độ ẩm. Vì vậy, nếu thấy móng tay dễ bị gãy thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy móng cần được cung cấp độ ẩm.
Bạn có thể sử dụng kem dưỡng để bôi quanh lớp biểu bì da. Điều này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho móng tay mà còn làm giảm tình trạng sứt mẻ và chia tách móng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết không chỉ giúp giữ cho móng tay chắc khỏe mà còn có thể giúp giải quyết một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Theo đó, bạn có thể tăng cường ăn nhiều rau xanh và củ quả để bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Trong trường hợp nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, thì bạn có thể cân nhắc bổ sung thông qua các loại vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và không bị tương tác với các loại thuốc khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần uống đủ nước mỗi ngày. Khi phải đi ra ngoài trong thời gian dài, hãy mang theo nước và tránh sử dụng đồ uống có chứa cồn hoặc chứa nhiều đường.
Hạn chế đi cắt sửa và làm móng thường xuyên
Nhiều chị em có thói quen làm móng thường xuyên để giúp giữ cho bộ móng luôn được sơn sửa cầu kỳ và sang trọng. Nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc làm móng liên tục có thể khiến chúng trở nên giòn, dễ bị khô và đứt gãy.
Các chuyên gia cũng cho biết, những người hay cắt móng tay cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng mãn tính. Biểu hiện điển hình là móng tay bị sưng húp và đỏ ửng ở khu vực quanh móng. Do vậy, nếu muốn dưỡng móng tay luôn được chắc khỏe thì bạn cần phải hạn chế cắt sửa và làm móng thường xuyên.
Tránh làm móng gel
Các loại móng gel cũng có thể làm hỏng móng tay và làm cho chúng bị bong tróc. Bởi tia UV được sử dụng để làm khô sơn đánh bóng cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, việc sử dụng chất tẩy sơn móng tay cũng khiến cho móng trở nên mỏng yếu và dễ đứt gãy hơn. Vì vậy, để móng tay luôn được chắc khỏe thì bạn nên tránh dùng sơn móng tay.
Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm làm móng cũng có thể làm cho chúng bị hư hại. Để đảm bảo an toàn, bạn cần chắc chắn rằng những sản phẩm mình sử dụng không có chứa hóa chất độc hại, chẳng hạn như formaldehyde.
Hạn chế rửa tay nhiều hoặc tiếp xúc với các hóa chất làm sạch
Việc rửa tay quá nhiều có thể khiến móng tay của bạn ngày càng bị tàn phá. Nếu công việc của bạn bắt buộc phải rửa tay thường xuyên thì hãy sử dụng găng tay cao su và kem dưỡng ẩm càng nhiều càng tốt. Đồng thời, bạn cũng có thể bôi kem dưỡng quanh lớp biểu bì quanh móng tay nhiều lần trong ngày.
Khi phải giặt đồ hoặc làm việc nhà, bạn cũng nên đeo găng tay y tế/cao su bất cứ lúc nào để giảm thiểu việc tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh.
Tránh dùng các loại giũa móng quá nhám và thô
Các loại giũa móng thô nhám và cũ rích có thể làm tổn thương móng tay, gây ra các vết nứt nhỏ và làm gãy móng. Thay vào đó, bạn nên chọn những loại móng tay nhẹ nhàng và không quá thô nhám. Ngoài ra, bạn nên giũa móng theo một hướng duy nhất và giũa từ từ để tránh làm tổn thương móng.
Chăm sóc lớp biểu bì quanh móng
Lớp biểu bì này là phần gắn liền giữa phần móng và da tay nhưng chúng lại rất mỏng và dễ bị tổn thương. Việc chăm sóc tốt cho lớp biểu bì cũng sẽ góp phần giúp dưỡng móng tay ngày càng chắc khỏe.
Khi vùng da gần móng bị xước, bạn cần cẩn thận và cắt nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương nặng gây đau và dễ bị viêm nhiễm. Đồng thời, không nên cắn hoặc ngoáy lớp biểu bì này. Để dưỡng chúng, bạn có thể sử dụng dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân để massage nhẹ nhàng lên.
Trên đây là bài viết tổng hợp những cách dưỡng móng tay chắc khỏe tại nhà. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích. Trường hợp nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng móng tay của bạn vẫn không cải thiện tình trạng hư tổn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng khắc phục kịp thời.
Xem thêm:
- Nhìn móng tay đoán bệnh, bạn đã biết chưa?
- Móng tay bị tách khỏi thịt nguyên nhân do đâu?