Axit uric là một chỉ số quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi mức độ tiến triển của bệnh gout. Chỉ số axit uric máu càng cao thì càng đem đến nhiều mối nguy hại cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những cách hạ axit uric máu cho người bệnh gout nhé!
Cách hạ axit uric máu cho người bệnh gout
Nồng độ axit uric bình thường trong cơ thể là bao nhiêu?
Axit uric là một hợp chất được phân lập lần đầu tiên từ sỏi thận vào năm 1776, bởi nhà hóa học người Thụy Điển, Carl Wilhelm Scheele. Vào năm 1882, nhà hóa học người Ukraina Ivan Horbaczewski lần đầu tiên tổng hợp axit uric thông qua việc nấu chảy ure bằng glycine.
Axit uric trong cơ thể được hình thành từ quá trình phân hủy các nhân purin, dưới tác dụng của enzyme xanthine oxidase. Đây là một axit yếu nên thường bị ion hóa thành muối urat hòa tan trong huyết tương, phần lớn là dưới dạng monosodium urate. Trong cơ thể, thận là cơ quan chịu trách nhiệm đào thải axit uric, nhằm giữ cho nó luôn ở mức an toàn là:
– Nồng độ axit uric trong máu ở nam là 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít), nữ 4,0 ± 1 mg/dl (360 μmol/lít).
– Tổng lượng axit uric trong cơ thể ở nam là khoảng 1200mg, ở nữ là khoảng 600mg.
Chỉ số axit uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức dưới 6 mg/dl, sẽ giúp tránh được nguy cơ mắc bệnh gout.
Axit uric là chỉ số quan trọng trong bệnh gout
Acid uric trong máu cao sẽ dẫn đến điều gì?
Nồng độ axit uric tăng cao sẽ khiến các tinh thể muối urat hình thành nhiều hơn. Những tinh thể này sẽ lắng đọng tại các khớp, dẫn đến tình trạng viêm và tổn thương đến cấu trúc khớp.
Điều đầu tiên mà người bệnh gặp phải chính là các cơn gout cấp với những triệu chứng điển hình như: Đau đột ngột, dữ dội, cảm giác bỏng rát, kèm theo sưng, tấy đỏ tại vị trí khớp bị viêm (thường là tại ngón chân cái, bàn ngón chân,…).
Về lâu dài, các tinh thể muối urat sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến lớp sụn khớp, bao hoạt dịch và dây chằng xung quanh khớp, khiến người bệnh vận động khó khăn. Những tinh thể này còn có thể tích tụ thành những hạt tophi với kích thước tăng dần theo thời gian. Kích thước hạt tophi quá lớn có thể gây biến dạng khớp. Các hạt tophi lớn còn có thể bị vỡ, tạo ra những vết thương hở rất khó lành và dễ bị nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng khớp, hay nhiễm khuẩn huyết.
Muối urat tích tụ gây tổn thương khớp
Axit uric trong máu cao cũng sẽ làm tổn thương các mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Axit uric cũng làm tăng kết dính tiểu cầu, tạo huyết khối, giải phóng các gốc tự do, hoạt hóa tế bào viêm gây tổn thương mạch máu. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tim mạch ở người bệnh gout.
Bên cạnh đó, chúng cũng trực tiếp làm tổn thương đến cầu thận, ống thận và góp phần hình thành sỏi đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu. Tình trạng tổn thương kéo dài sẽ làm giảm chức năng thận, có thể dẫn đến suy thận. Theo thống kê, có đến 10 – 15% bệnh nhân mắc gout có tổn thương thận.
Những biện pháp giúp hạ axit uric máu cho người bệnh gout
Những biện pháp giúp hạ axit uric máu cho người bệnh gout có thể kể đến như:
Dùng thuốc tây
Người bệnh có thể được kê những loại thuốc tây giúp hạ axit uric theo nhiều cơ chế khác nhau như:
– Allopurinol, febuxostat có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó giảm sản xuất axit uric máu.
– Probenecid giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải axit uric qua đường nước tiểu.
– Pegloticase giúp hủy axit uric.
– Lesinurad giúp ức chế quá trình tái hấp thu axit uric.
Tuy nhiên, những loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ khác nhau, đặc biệt là ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của người bệnh. Do đó, người bệnh nên sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Giữ chế độ ăn uống lành mạnh
Như đã nhắc đến, axit uric là sản phẩm chuyển hóa của purin dưới xúc tác của enzyme xanthine-oxidase. Phần lớn lượng purin này đến từ thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Do đó, hạn chế ăn thực phẩm giàu purin sẽ giúp cho lượng axit uric không tăng cao, giảm gánh nặng cho gan và thận. Những loại thực phẩm giàu purin có thể kể đến như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, các loại rau có tính sinh trưởng mạnh (nấm , giá đỗ, măng tây,…).
Các loại thịt đỏ khiến acid uric máu tăng nhanh
Bên cạnh đó, người bệnh không nên sử dụng những chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,… vì chúng cũng làm giảm khả năng đào thải axit uric của thận.
Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng những loại đồ uống có lợi hơn như: Nước ép rau củ, sinh tố, nước trái cây,… để bổ sung những vitamin và khoáng chất cần thiết (canxi, magie, vitamin C,…) cho cơ thể. Người bệnh cũng nên uống đủ nước hoặc nước khoáng có kiềm mỗi ngày.
Sử dụng các sản phẩm thảo dược
Khoa học hiện đại đã chứng minh được nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giúp hạ axit uric máu hiệu quả theo nhiều cơ chế khác nhau. Một loại thảo dược tiêu biểu nhất trong số đó chính là quả anh đào đen.
Quả anh đào đen có khả năng giúp hạ axit uric máu, nhờ ức chế hoạt động của enzyme xanthine oxidase. Một nghiên cứu tại đại học y khoa Boston (Mỹ) năm 2008 cho thấy, người bệnh gout khi sử dụng quả anh đào đen, thì tỉ lệ tái phát cơn gút cấp đã giảm được tới 60%. Đặc biệt, 100% bệnh nhân hạ axit uric, trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường.
Đồng thời, quả anh đào đen còn có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, chống viêm mạnh như anthocyanins, quercetin,… cũng giúp giảm mức độ cơn đau gout cấp hiệu quả.
Quả anh đào đen giúp hạ axit uric máu và chống viêm
Hiện nay, BoniGut + của Mỹ là sản phẩm có chứa quả anh đào đen, cùng với nhiều loại thảo dược khác. Với công thức toàn diện, sản phẩm sẽ giúp hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ gì với người bệnh.
BoniGut + – Giải pháp giúp hạ acid uric máu an toàn và hiệu quả cho người bệnh gout
Bên cạnh quả anh đào đen, BoniGut + còn có chứa nhiều loại thảo dược khác như:
– Chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây giúp tăng cường tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase của quả anh đào đen. Từ đó, sản phẩm giúp ức chế hình thành axit uric máu hiệu quả. Đồng thời, hạt cần tây còn có tính kiềm, giúp trung hòa axit uric trong máu.
– Mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải axit uric qua đường nước tiểu.
– Bạc hà, gừng, kim sa, húng tây, tầm ma giúp chống viêm, làm giảm mức độ đau của các đợt gout cấp.
Với các thảo dược này, BoniGut + sẽ giúp hạ axit uric máu về mức an toàn một cách hiệu quả. Nhờ đó, sản phẩm sẽ giúp làm giảm mức độ và tần suất tái phát những cơn gout cấp, cũng như giúp co nhỏ các hạt tophi và phòng ngừa những biến chứng của bệnh.
Thành phần và công dụng của BoniGut +
Đặc biệt, BoniGut + còn được sản xuất bằng công nghệ nano Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước dưới 70nm. Nhờ đó, sản phẩm được loại bỏ các tạp chất, tăng độ ổn định và khả năng hấp thu.
Liều dùng BoniGut +
Bạn dùng BoniGut + với liều 4 – 6 viên/ngày, chia thành 2 lần. Tần suất xuất hiện và mức độ đau trong cơn gout cấp sẽ giảm đáng kể sau từ 2 – 3 tuần. Sau 3 tháng, chỉ số axit uric trong máu sẽ hạ rõ rệt và được đưa về ngưỡng an toàn. Khi sử dụng lâu dài, người bệnh sẽ ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm của gout.
Người bệnh nói gì về BoniGut + ?
Qua nhiều năm lưu hành, BoniGut + đã nhận được sự ủng hộ của hàng vạn khách hàng trên toàn quốc. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của:
Chú Mai Hoàng, 71 tuổi, trú tại số 39 Lý Tự Trọng, khu đô thị Nam Trung Giang, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Chú Hoàng chia sẻ: “Chú bị gout từ năm 2016. Khi gặp cơn gout cấp đầu tiên, chân chú sưng đỏ và đau buốt khủng khiếp. Sau khi đi khám, axit uric của chú đã tăng đến 520 μmol/l. Sau khi dùng thuốc bác sĩ kê, cơn đau đã giảm đi đáng kể, nhưng chú lại bị đi ngoài liên tục. Chú cũng dùng đủ mọi cách nhưng axit uric vẫn cao và các cơn đau đến ngày càng nhiều. Có những lúc, chú đau đến mức không thể nào đi lại nổi, chỉ có nằm một chỗ ôm chân thôi. Những lúc bình thường thì chú đi lại cũng khó khăn, chỉ dám vịn vào cầu thang, đi rón rén từng bước.”
“Đến khoảng năm 2018, chú vô tình biết đến sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Chú đã mua về dùng thử xem thế nào. Chú uống 6 viên/ngày, kèm ăn uống kiêng khem đầy đủ. Ban đầu, các cơn đau gout cấp cũng giãn dần ra, đỡ đau hơn trước. Sau 3 tháng, chú đi đo lại axit uric thì chỉ còn 420 μmol/l thôi. Mừng quá, chú tiếp tục dùng thêm mấy tháng nữa thì thấy axit uric chỉ còn có 380 μmol/lít, chú đi lại, sinh hoạt bình thường. Bây giờ, chú chỉ còn dùng duy trì 2 viên BoniGut + thôi, nhưng vẫn rất hiệu quả, cơn gút cấp không thấy tái phát lần nào dù chú không kiêng khen nhiều như trước”.
Chú Mai Hoàng, 71 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về các cách hạ axit uric máu cho người bệnh gout. BoniGut + là sản phẩm ưu việt giúp hạ axit uric máu, ngăn ngừa cơn gout cấp tái phát và các biến chứng của bệnh gout hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM:
- 7 lưu ý quan trọng trong chế độ ăn cho người bị gout
- Giải đáp: Bệnh gút có ăn được tiết canh không?