Sủi cảo còn gọi là bánh chẻo được coi như một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực truyền thống Trung Hoa. Những chiếc sủi cảo tượng trưng cho sự đoàn viên, may mắn, tiền tài và hạnh phúc.
Đây là một món ăn có phần vỏ bột bọc bên ngoài còn bên trong là nhân thịt. Trước kia, người Trung Hoa hay ăn sủi cảo vào những dịp lễ tết, đặc biệt là trong đêm giao thừa để mong thật nhiều may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra, những viên sủi cảo có hình dáng trông giống đồng tiền xưa của Trung Quốc nên có ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu có, sung túc trong năm. Không chỉ dừng lại là một món ăn trong những dịp lễ tết, ngày nay, sủi cảo thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người Trung Hoa hiện đại.
Sủi cảo là món ăn truyền thống của người Hoa
Trong tập quán của Trung Quốc, từ quá trình làm nhân, tạo hình cho đến lúc ăn sủi cảo đều khá cầu kỳ. Chẳng hạn như, khi làm nhân, quá trình băm thịt và rau phải vang vọng, kéo dài tiếng của dao thớt chạm vào nhau. Rau trộn với thịt làm nhân, trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ “có của”. Băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”. Và băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều thể hiện gia đình đó sẽ có cuộc sống đầm ấm, khá giả. Khi ăn sủi cảo, cũng phải có quy luật và tôn ti trật tự rõ ràng. Bát thứ nhất là để thờ cúng tổ tiên, tỏ lòng tôn kính cha ông quá cố. Bát thứ hai là để cúng thần thánh trong dân gian. Bát thứ 3 mới đến các thành viên trong gia đình thưởng thức. Khi ăn phải nhớ rằng, nên ăn số chẵn, không được ăn số lẻ. Sau đây, sẽ là hướng dẫn cách làm sủi cảo đúng hương vị như người Hoa để các bạn cùng tham khảo và làm phong phú cho bữa ăn.
Nguyên liệu làm món sủi cảo
Cách thực hiện món sủi cảo
Làm vỏ bánh
Rây bột vào một bát lớn. Hòa tan muối vào phần nước sôi dùng để trộn bột. Đổ từng chút nước một vào bát bột, dùng phới trộn khuấy đều. Nếu bột hơi khô, các bạn cho thêm khoảng 7ml nước để bột có kết cấu ổn định hơn. Đổ bột ra một mặt phẳng sạch và nhào bột trong 10 phút.
Sau 10 phút, bột đã trở thành 1 khối với kết cấu mịn dẻo, dùng miếng cán cắt khối bột làm đôi. Se bột thành những thanh dài, có đường kính khoảng 4cm. Bọc lại bằng màng nilon dùng để bọc thực phẩm, để bột nghỉ 30 phút. Rắc một chút bột bắp lên mặt phẳng sạch, dùng cán cắt bột thành khoảng 12 miếng. Dùng khăn sạch và ẩm để phủ lên bột, tránh việc bột bị khô mặt.
Vỏ bánh rất quan trọng giúp cho sủi cảo thêm đẹp mắt và ngon miệng
Đặt miếng bột vào lòng bàn tay, vo lại cho tròn và ấn dẹt. Sử dụng cây cán bột bằng gỗ, cán mỏng miếng bột, chú ý cán sao cho miếng bột có độ tròn và dày tương đối đồng đều. Dùng khuôn cắt cookie có đường kính khoảng 8cm ấn vào miếng bột và loại bỏ phần bột thừa xung quanh.
Lặp lại các thao tác trên đến khi hết bột, phần bột thừa (nếu không bị khô) các bạn có thể nhào thêm với nước để làm ẩm và cán ra làm thành vỏ sủi cảo như bình thường. Rắc bột ngô phủ đều lên các miếng sủi cảo và cất vào túi kín. Khi không sử dụng hết, bọc chúng lại, cất trong túi nilon và cho vào trong ngăn đá tủ lạnh. Với cách làm vỏ bánh như thế này, bạn sẽ bảo quản được từ 3 – 4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh.
Làm nhân bánh
Thái chỉ lá cải thảo rồi ngâm cùng muối trong thời gian 5 – 10 phút. Sau đó rửa sạch và vắt thật khô nước. Thịt nạc vai xay nhuyễn. Rau mùi, hành lá băm nhỏ. Gừng cạo sạch vỏ, đập dập và băm nhỏ. Cho cải thảo, thịt nạc xay, rau mùi, hành lá, gừng, dầu vừng, xì dầu và trứng vào tô và trộn đều lên.
Tạo hình cho sủi cảo
Cho một muỗng nhân vào bên vỏ bánh và gấp lại. Tạo hình cho sủi cảo cũng là một nghệ thuật độc đáo của người Hoa.
Sủi cảo có nhiều hình dạng khác nhau và đều có ý nghĩa riêng
Phần lớn sủi cảo được gói hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là “viền phúc”. Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc. Ở một số vùng nông thôn Trung Quốc, ngoài vỏ sủi cảo, người ta còn in hình bông lúa mỳ với ngụ ý là sang năm mới mùa màng được bội thu.
Hấp sủi cảo
Xếp bánh sủi cảo vào xửng hấp, hoặc bạn có thể cho sủi cảo vào chảo rồi đổ thêm 3 muỗng canh nước đun đến khi nước cạn là được. Bên cạnh sủi cảo hấp, bạn có thể chế biến món sủi cảo chiên cũng rất thơm ngon, hấp dẫn. Sủi cảo được ăn kèm với nước tương hoặc tương ớt.
Ngoài sủi cảo hấp, bạn cùng có thể biến tấu sang món sủi cảo chiên
Như vậy là đã hoàn thành món sủi cảo theo đúng vị cùa người Hoa rồi đấy! Bạn có thể sử dụng sủi cảo cho bữa sáng hoặc làm món ăn vặt thêm. Chúc các bạn thành công với món ăn trung hoa dễ làm này!