Bệnh lý tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết (còn được gọi hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu không ceton). Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu về biến chứng này và cách phòng tránh.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không ceton.
Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết là gì?
Áp lực thẩm thấu máu là chỉ số nồng độ các phân tử hòa tan có hoạt tính thẩm thấu (như natri, glucose, ure…) có trong một đơn vị máu.
Tăng áp lực thẩm thấu là một biến chứng cấp tính, nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, thường gặp ở người bệnh tiểu đường týp 2. Ở những bệnh nhân này, tình trạng thiếu hụt insulin gây tăng phân hủy glycogen tại gan, tăng tân tạo glucose, giảm sử dụng glucose của tổ chức, dẫn tới tăng nồng độ đường huyết. Tăng đường huyết sẽ gây tăng bài niệu do thẩm thấu, hậu quả là mất nước.
Biến chứng này thường phát triển khi lượng đường trong máu trên 600 mg / dL (mg / dL) hoặc 33 millimoles / lít (mmol / L).
Nếu tăng áp lực thẩm thấu máu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng:
- Co giật.
- Hôn mê.
- Suy nội tạng.
- Tắc mạch máu.
- Nhiễm axit lactic.
- Tử vong: Tỷ lệ khoảng 10% đến 20% trường hợp.
Những dấu hiệu và triệu chứng tăng áp lực thẩm thấu máu
Các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết thường xuất hiện trễ hơn, lâu hơn, có thể kéo dài vài ngày đến cả tuần mới biểu hiện. Các dấu hiệu bao gồm:
- Mất nước trầm trọng: Da khô, khô miệng và khát nước cực độ
- Đi tiểu thường xuyên
- Giảm cân
- Nói ngọng, lú lẫn, mê sảng, mất phương hướng hoặc gặp ảo giác
- Co giật, hôn mê, mất ý thức
- Nhìn mờ hoặc mất thị lực
- Yếu hoặc tê liệt các chi, có thể nặng hơn ở một bên cơ thể.
Phân biệt tăng áp lực thẩm thấu và nhiễm toan ceton
Tuy tăng áp lực thẩm thấu và nhiễm toan ceton có những dấu hiệu giống nhau bao gồm khát nước dữ dội, uống nước nhiều, đi tiểu thường xuyên, sụt cân và thay đổi trạng thái tinh thần ý thức, nhưng chúng là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau.
Bạn có thể phân biệt hai biến chứng này dựa vào một số đặc điểm sau:
Tăng áp lực thẩm thấu |
Nhiễm toan ceton |
Thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type 2. |
Thường xảy ra ở bệnh tiểu đường type 1. |
Lượng đường trong máu rất cao dẫn đến mất nước nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Trường hợp này, cơ thể thường vẫn sản xuất đủ insulin để ngăn chặn việc sản xuất ketone. |
Cơ thể không thể sử dụng glucose và sẽ bắt đầu phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Quá trình này sẽ giải phóng ketone vào máu, khiến máu trở nên có tính axit, đe dọa tính mạng.
|
Nguyên nhân gây tăng áp lực thẩm thấu là gì?
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu ở người mắc đái tháo đường bao gồm các yếu tố sau:
- Nhiễm trùng: Như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng huyết,… Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu. Nhiễm trùng sẽ khiến đường huyết tăng cao.
- Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ khiến đường huyết tăng cao.
- Một số loại thuốc: Corticosteroid, thuốc lợi tiểu thiazid,… có thể làm giảm tác dụng của insulin hoặc làm mất nước.
- Các vấn đề về tim mạch: Như đột quỵ, tắc mạch phổi hoặc đau tim,… Các bệnh lý này có thể khiến cơ thể giải phóng hormone gây stress, gây ra tăng đường huyết.
- Tất cả các tình huống làm mất nước là điều kiện thuận lợi gây tình trạng tăng áp lực thẩm thấu như: Sốt cao, mất nhiều mồ hôi, cung cấp nước không đầy đủ nhất là ở người già.
Một số loại thuốc có thể làm giảm tác dụng của insulin hoặc làm mất nước.
Những cách phòng tránh tăng đường huyết quá mức ở bệnh nhân đái tháo đường
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng do tăng đường huyết là tuân thủ lối sống lành mạnh và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Sau đây là một số gợi ý:
- Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để đảm bảo nó đang nằm trong mức cho phép
- Tuân thủ điều trị của bác sĩ, tái khám thường xuyên để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, tránh thực phẩm giàu tinh bột, đường, thực phẩm siêu chế biến, ăn nhiều rau xanh.
- Uống nhiều nước.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn khi bị ốm.
- Nắm được các dấu hiệu của hôn mê tăng áp lực thẩm thấu để phản ứng kịp thời khi có các dấu hiệu cảnh báo.
- Sử dụng BoniDiabet+ của Mỹ để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ.
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết hiếm xảy ra nhưng cực kỳ nghiêm trọng. Việc thường xuyên kiểm tra đường huyết giúp nhận ra tình trạng tăng đường huyết trước khi có các triệu chứng, từ đó có cách khắc phục và điều chỉnh sớm. Tuân thủ điều trị và ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm sẽ giúp giảm nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
XEM THÊM:
- Lợi ích của sữa chua với người bệnh tiểu đường
- Các bài tập thể dục cho người bệnh tiểu đường