Cảnh báo: Biến chứng bệnh gút tăng nguy cơ đột quỵ

 

   Đa phần, người bệnh gút đều biết triệu chứng bệnh là cơn đau gút cấp và biến chứng hạt tophi. Thế nhưng, ít ai ngờ rằng, căn bệnh này còn làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu không được kiểm soát tốt. Vậy cụ thể, biến chứng bệnh gút gây đột quỵ như thế nào? 

 

Biến chứng bệnh gút tăng nguy cơ đột quỵ

Biến chứng bệnh gút tăng nguy cơ đột quỵ

 

Như thế nào đột quỵ?

   Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh mà lượng máu đến não bị mất đột ngột, làm bộ phận này thiếu oxy và dưỡng chất. Nếu không được cấp cứu kịp thời, các tế bào não sẽ dần chết đi, gây hàng loạt di chứng như tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm… thậm chí là tử vong.

   Tùy vào cơ chế bệnh sinh mà đột quỵ được chia thành 2 loại bao gồm:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh là do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Mạch máu não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não.

   Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ thường xuất hiện đột ngột và biến mất rất nhanh, lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như:

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể.
  • Không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường.
  • Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

 

Dấu hiệu đột quỵ là tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội

Dấu hiệu đột quỵ là tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội

 

   Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

   Đột quỵ là trường hợp khẩn cấp, cần được can thiệp càng sớm càng tốt để tránh biến chứng.

   Nguyên nhân gây đột quỵ khá đa dạng. Trong đó, ít ai ngờ rằng biến chứng bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp bệnh này. 

 

Cảnh báo: Biến chứng bệnh gút tăng nguy cơ đột quỵ

   Gút là bệnh lý gây tăng axit uric máu mãn tính, dẫn đến hình thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức trong cơ thể. Ở khớp, tinh thể muối urat sẽ kích hoạt phản ứng viêm, làm bùng phát cơn gút cấp với biểu hiện khớp sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội.

   Không chỉ vậy, khi axit uric máu tăng cao kéo dài, các biến chứng bệnh gút như hạt tophi, sỏi thận, đột quỵ… sẽ dần xuất hiện.

   Ở mạch máu, muối urat lắng đọng tại những mảng xơ vữa trong lòng mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Khi chúng tủa lại ở mạch máu não, lượng máu cung cấp lên não bộ sẽ bị cản trở, dẫn đến đột quỵ.

   Ngoài ra, muối urat còn gây viêm màng trong và cơ tim, tổn thương van tim, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

   Có thể thấy, bệnh gút không chỉ gây đau ở khớp mà còn có nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Vậy người bệnh cần làm gì để phòng ngừa biến chứng bệnh gút?

 

Cách phòng ngừa đột quỵ và các biến chứng bệnh gút khác là gì?

Cách phòng ngừa đột quỵ và các biến chứng bệnh gút khác là gì?

 

Cách phòng ngừa đột quỵ và các biến chứng bệnh gút khác

   Các biến chứng bệnh gút tuy nguy hiểm nhưng lại tiến triển chậm và âm thầm. Theo đó, nhiều người hay chủ quan, chỉ chú trọng việc giảm đau khi có cơn gút cấp mà không tìm cách khắc phục căn nguyên gây bệnh là axit uric máu cao vượt ngưỡng bình thường.

   Thực tế, axit uric máu càng cao kéo dài, cơn gút cấp càng tái phát rầm rộ, nguy cơ gặp biến chứng bệnh gút càng lớn. Vì vậy, để phòng ngừa việc đó xảy ra, bạn cần áp dụng biện pháp giúp hạ và duy trì ổn định chỉ số axit uric ở ngưỡng an toàn.

   Để hạ axit uric máu, nhiều người thường lựa chọn thuốc tây y như Allopurinol, Febuxostat, Topiroxostat. Cơ chế tác dụng của các thuốc này đều là ức chế enzyme xanthin oxidase – enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp axit uric, nhờ đó, giúp hạ axit uric máu. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh sẽ dễ gặp phải nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, buồn nôn, nôn…) dị ứng da, phát ban, viêm gan, suy thận tiến triển…

   Hơn thế nữa, gút là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, người bệnh cần phải sử dụng thuốc lâu dài. Nếu lựa chọn thuốc tây y, họ sẽ phải đối mặt với hàng loạt tác dụng phụ, suy giảm chức năng gan thận.

   Vì thế, người bệnh gút nên lựa chọn biện pháp an toàn hơn để hạ axit uric máu bao gồm:

  • Về chế độ ăn uống:
  1. Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm, làm tăng axit uric như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…
  2. Không uống rượu bia
  3. Hạn chế ăn rau tăng trưởng nhanh như nấm, măng, giá…
  4. Bổ sung đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 1.5-2 lít nước
  5. Nên uống nước ép rau củ quả để kiềm hóa cơ thể. Công thức nước ép cần đảm bảo đủ rau, củ, quả, màu sắc xanh đỏ tím vàng, ví dụ như cây cần tây, củ dền đỏ, cà rốt, dưa chuột, táo hoặc ổi, gừng.
  6. Tích cực bổ sung các loại rau xanh khác.

 

 Người bệnh gút nên hạn chế ăn thực phẩm làm tăng mạnh axit uric máu

Người bệnh gút nên hạn chế ăn thực phẩm làm tăng mạnh axit uric máu

 

  • Về lối sống:
  1. Thường xuyên tập thể dục thể thao trừ khoảng thời gian bị đau gút cấp
  2. Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress
  • Sử dụng sản phẩm BoniGut + của Mỹ: BoniGut + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay giúp hạ axit uric máu theo cả 3 cơ chế đột phá, bao gồm:
  1. Ức chế enzyme xanthine oxidase từ đó sẽ ngăn cơ thể hình thành axit uric máu nhờ hạt cần tây, hạt nhãn, quả anh đào đen.
  2. Trung hòa axit uric máu nhờ hạt cần tây có tính kiềm.
  3. Lợi tiểu, tăng đào thải axit uric máu theo đường niệu nhờ ngưu bàng tử, mã đề, bách xù, trạch tả.

   Sản phẩm còn giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, bảo vệ các khớp nhờ nhóm thảo dược bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây, gừng.

   Nhờ đó, BoniGut + mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh gút, vừa giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp, vừa giúp hạ axit uric máu về ngưỡng an toàn, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát, phòng ngừa các biến chứng bệnh gút như biến dạng khớp, sỏi thận, suy thận,… Sản phẩm từ thiên nhiên nên an toàn, không tác dụng phụ.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết biến chứng bệnh gút tăng nguy cơ đột quỵ. Để sống vui khỏe với căn bệnh này, điều quan trọng nhất là bạn cần giữ nồng độ axit uric máu ở ngưỡng an toàn. Và BoniGut + sẽ giúp bạn thực hiện điều đó, chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

  • Người bị bệnh gút có uống glucosamin được không?
  • Chuyên gia giải đáp: Bệnh gút có uống được bia không?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *