Cây chuối sáp là loại cây tương đối dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh, cho giá trị kinh tế cao hơn lúa. Vậy cây chuối sáp là gì, lợi ích đối với sức khỏe ra sao? Cách trồng và chăm sóc cây chuối sáp như thế nào? Mời bà con cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.
Cây chuối sáp là gì? Đặc điểm của cây chuối sáp
Cây chuối sáp là giống chuối cho quả nhỏ và mập, khi chín có màu vàng sẫm, hình dạng giống chuối sứ nhưng quả không tròn mà hơi góc cạnh, gân chuối nổi rõ hơn. Chiều cao cây trưởng thành khoảng 5m, khoảng 8 tháng sinh trưởng thì sẽ trổ buồng và ra trái.
Điểm đặc biệt của chuối sáp so với các loại chuối thông thường khác đó là loại chuối này không thể ăn sống được, thay vào đó, trước khi ăn bạn phải luộc chín hoặc chế biến.
Khi ăn chuối sáp sẽ có cảm giác chuối giòn sần sật, vị ngọt thanh, thơm ngon, dẻo, rất dễ ăn.
Loại chuối này giàu kalium có tác dụng hỗ trợ người hay bị chuột rút. Bên cạnh đó, hàm lượng sắt trong chuối sáp cao có tác dụng kích thích sản sinh hemoglobin hỗ trợ người bị huyết áp thấp, người thiếu máu.
Cây chuối sáp rất dễ trồng và ít sâu bệnh, có khả năng chống chịu rất mạnh mẽ, chịu nắng tốt, không tốn nhiều công chăm sóc mà vẫn tươi tốt quanh năm. Bà con trồng chuối thỉnh thoảng bón phân đợi chuối ra nải, ít phải phun thuốc bảo vệ thực vật, vì thế chuối sáp là một sản phẩm sạch hoàn toàn.
Cây chuối sáp được trồng ở đâu?
Ở nước ta, hiện nay chuối sáp được trồng ở một số tỉnh phía nam, trong đó thích hợp nhất là tỉnh Bến Tre.
Chuối sáp là một trong những đặc sản của tỉnh Bến Tre. Chuối sáp được trồng ở đây có hương vị khác hẳn so với chuối sáp được trồng ở những nơi khác.
Đất trồng chuối sáp tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, đặc biệt là đất phù sa, bùn ao phơi ải, không bị ngập úng và tưới tiêu thuận tiện. Bến Tre là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng chuối cao nhất cả nước. Một số nơi, cây chuối là nguồn thu nhập chủ yếu.
Giá trị dinh dưỡng của chuối sáp và lợi ích đối với sức khỏe
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong thành phần của chuối sáp có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như: chất đạm, chất xơ, chất béo, carbonhydrate, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, các loại khoáng chất như Kali, Magie…
Ăn chuối sáp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Giúp giảm nguy cơ thiếu máu
- Tốt cho hệ thần kinh
- Ăn chuối sáp giúp giảm cân hiệu quả
- Giảm căng thẳng mệt mỏi
- Giảm nguy cơ ung thư
- Giúp điều chỉnh huyết áp
- Có lợi cho dạ dày và đường tiêu hóa.
Và còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khác. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều chuối sáp. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 2 quả là tốt nhất.
Hướng dẫn mẹo chọn chuối sáp ngon
Hiện nay có hai loại chuối sáp là: chuối sáp nghệ và chuối sáp trắng.
Chuối sáp nghệ thường được yêu thích hơn bởi khi luộc có độ dẻo và độ ngọt hơn hẳn so với chuối sáp trắng.
Để phân biệt chuối sáp trắng và chuối sáp nghệ, bạn cần biết rằng, bên trong chuối sáp nghệ có màu vàng, còn chuối sáp trắng chỉ có màu trắng.
Để chọn chuối ngon, bạn nên chọn những nải đã chín già, có màu hơi vàng. Nên chọn những nải có kích thước vừa phải hoặc quả nhỏ. Nải chuối dưới 1kg là tốt nhất. Nếu nải chuối nào có rầy bám vào thì đó là loại ngon bởi nải chuối đó có nhiều mật, thơm ngon nên mới thu hút rầy.
Hướng dẫn cách trồng chuối sáp đúng quy trình kỹ thuật
Mặc dù là loại cây dễ trồng và chăm sóc, nhưng để đạt được năng suất và chất lượng sản phẩm cao, bà con cần lưu ý một số vấn đề trong quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối sáp như sau:
Đất trồng
Chuối sáp thích hợp nhất là được trồng trên đất tơi xốp, nhiều mùn, đặc biệt là loại đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi không bị ngập úng, thuận tiện cho việc tưới tiêu.
Độ pH của đất trồng phù hợp nhất là từ 5 – 7.
Nếu trồng ở nơi có mực nước ngầm cao, bà con cần tiến hành lên líp trước khi trồng, đảm bảo mặt líp cách mực nước cao nhất từ 0,6m.
Mật độ trồng
Chiều rộng líp trung bình 5-6 m trồng được 2 hoặc 3 hàng. Kích thước hố trồng 40x40x40 cm.
Bón lót
Trước khi trồng, bà con cần tiến hành bón lót. Bón lót cho lớp đất mặt với một lượng khoảng 5-7 kg phân hữu cơ + 0,5 kg lân và thêm 10 g Furadan 3H cho vào hố.
Xử lý cây giống
Đối với việc trồng cây giống dạng chồi, bà con nên chọn cây con khỏe mạnh, cây mẹ không bị sâu bệnh, năng suất cao, trái đều, chất lượng, cao 0,8 – 1m. Trước khi trồng cần cắt sạch rễ, xử lý thuốc diệt khuẩn Benlat C hay Bordeaux 2%.
Đối với cây chuối mô, cây con phải sinh trưởng tốt, chiều cao cây con khoảng 40 – 50cm, có từ 4 – 6 lá.
Khi trồng, bà con thả cây con vào hố trồng đã chuẩn bị, sau đó lấp đất lên rồi tưới đẫm nước.
Phòng trừ sâu bệnh trên cây chuối sáp
Cây chuối sáp ít bị sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên, cây chuối sáp thường bị bệnh đốm lá do một loại nấm mốc gây ra. Cây chuối sáp bị bệnh này thường có sọc màu đen và nâu trên lá, thân èo uột, mất khoảng 80% khả năng ra trái.
Ngoài ra, cây chuối sáp cũng thường bị sùng đục của phá củ chuối làm cho cây kém phát triển hoặc chết.
Để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chuối sáp, bà con nên ứng dụng giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâutrên chuối.
AgriDrone hiện nay là đơn vị cung cấp giải pháp máy bay nông nghiệp uy tín nhất trên thị trường, AgriDrone mang đến cho bà con giải pháp máy bay phun thuốc trừ sâu trên cây chuối bằng những loại máy bay nông nghiệp tiên tiến nhất hiện nay như DJI Agras T20P, DJI Agras T40. Ứng dụng các giải pháp này không chỉ giúp bà con giải quyết tình trạng sâu bệnh hại trên cây trồng một cách hiệu quả, tiết kiệm mà còn an toàn cho sức khỏe và giảm ô nhiễm môi trường.
Trên đây là thông tin tìm hiểu về cây chuối sáp và hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc cây chuối sáp cho năng suất cao. Chúc bà con thành công.