GIỖ TỔ NGHỀ SÂN KHẤU

Hàng năm, cứ đến ngày 11 & 12/8 Âm lịch, giới nghệ sĩ Việt bằng tất cả lòng thành kính quy tụ cùng hướng về ngày giỗ tổ nghề sân khấu.

Ban đầu, nghệ sĩ là những người tổ chức cúng bái vào dịp này. Sau đó, những người như thợ trang điểm, làm tóc….và dần dần những người làm công tác hậu đài, phía sau sân khấu như: các công ty sự kiện, âm thanh ánh sáng….. Nói chung tất cả những người/nghề có liên quan trực tiếp đến nghệ thuật – sân khấu,…đều tề tựu trước bàn thờ Tổ Nghiệp trong ngày đặc biệt này. Và nó trở thành một nét văn hóa trong ngành sân khấu.

Những mâm lễ tươm tất: hoa tươi – quả ngọt, heo quay,….được chuẩn bị kỹ lưỡng với mong muốn đem theo lòng thành và những nguyện ước, những nén nhang kết nối con người với thế giới siêu thực, những lời nguyện cầu từ trong tim được dâng lên Tổ Nghiệp, mong có thể tiếp tục được gắn bó với nghề.

Giỗ tổ nghề sân khấu đã trở thành một nét văn hóa tâm linh, chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về nét văn hóa này trong bài viết của NSND Đinh Bằng Phi.

1/TÍCH XƯA

Trong hậu trường sân khấu hát bội và cải lương, đoàn nào cũng có một trang thờ Tổ. Riêng với ngành hát bội, t​u​ỳ hoàn cảnh của từng đoàn, với một trang thờ sơn đỏ, ngoài phủ màn che, bên trong có thờ một, hai hay ba cốt ông bằng gỗ vông, nhỏ hơn bé sơ sinh (giúp như búp bê trẻ con chơi), mặc quần trắng áo màu xanh, vàng hoặc đỏ, đầu chít khăn, được gọi là ông Làng. Câu chuyện mơ hồ, không thấy ghi chép ở 1 tài liệu đáng tin cây nào.

Tương truyền có một ông vua (không rõ tên) khô nối nghiệp, cùng hoàng hậu ngày đêm khấn cầu Trời Phật xin ban ân phúc. Mỗi khi làm lễ thì có người đóng vai linh thần, giả bay lên trời, vừa múa hát, dâng sớ cầu thượng đế cho trổ sanh hoàng nam. Hữu cầu tắc ứng, không bao lâu hoàng hậu thai nghén và sinh được hai trai. Nhà vua mừng quá, làm lễ tạ ơn Trời Phật, cho diễn lại lớp thần linh cưỡi mây lên thiên đình, có nhạc thiều đưa đi, có con hát ca xương. Từ đó, mỗi năm đều có lễ tạ ơn Một ban hát dành riêng cho cuộc lễ, lại cũng dùng để giúp vui trong cung.

Hai vị hoàng tử lớn lên thích xem hát, mỗi ngày cứ ở bên bội đình, có khi quên ăn quên ngủ. Lâu ngày có võ mình gầy, thấy thế vua cha không cho xem hát nữa. Đêm nọ, hai vị hoàng tử lén vua cha, ôm nhau trong xó buồng hát, không ai để ý. Khi vãn hát, thấy vắng con, nhà vua sai thị thần đi kiếm thì gặp hai cậu ôm nhau, nhưng bấy giờ, phần bệnh, phần mệt nên kiệt sức bất tỉnh và chết luôn. Sau đó, ban hát thấy nhị hoàng thường hiện về xem hát. Con hát biết là linh hiển, lập bàn thờ, phụng kính là Tổ, cầu chì là được như ý nguyện. Thờ ông hoàng, nhưng lâu ngày, cũng có lẽ cố ý tránh, nên gọi trại ra ông Làng.

Người ta lập trang thờ Tổ, tạc tượng thờ rất tôn kính và sùng bái. Mỗi lần sắp bước ra sân khấu, đào kép phải trịnh trọng đến ngai Tổ, xá ba xá, cầu xin hát được vuông tròn. Mỗi lần diễn lớp sinh đẻ, cô đào vội thỉnh một vị ra sân khấu giả làm hài nhi. Người ta không cho đó là phạm thượng vì nghĩ rằng, nhị hoàng rất ham vui khi được góp mặt ra sân khấu diễn trò. Một điều đáng suy nghĩ về truyền thuyết hai ông hoàng bé con mê xem hát mà chết mòn bên sân khấu và các đoàn hát lập trang thờ Tổ tạc tượng hai ông, có phải đã nói lên cái ý nghĩa : ngủ đi hát ngày xưa đã quý trọng và đặt vị trí khán giả của mình lên đến mức thần tượng ?

Ngoài truyền thuyết về ông Tồ như kể trên, nguôi đi hát còn gộp chung tất cả những vị Tổ, vị sư của các ngành nghề có liên quan đến nghề nghiệp của mình, nhất là các bậc tiền nhân, danh hài của sân khấu đều phụng kính là Tổ. Vì thế, có một số đoàn đã thờ 12 ông, gần các vị Tổ của 12 ngành nghề, gọi chung là thập nhị công nghệ (múa, hát, y, mộc, đi buôn, rèn, v.v…). Hàng năm, cứ đến ngày 11, 12 tháng 8 âm lịch, tất cả các đoàn hát đều tổ chức lễ giỗ Tổ một cách hết sức trọng thể để tưởng nhớ để tưởng nhớ đến tiền nhân khai khai sáng nghề nghiệp, đồng thời có dịp gặp lại nhau những bạn hữu xa gần, sau một năm dài làm nghệ thuật và lo cho cuộc sống.

Trong một bài vị thờ Tổ của một gánh hát, tôi đã đọc bốn chữ giữa là Tiên Sư Tổ Sư, còn có ghi hai câu đối :

Tổ truyền thiện nghệ thiên thu thịnhSư giáo tài năng vạn đại xuân

Nội dung hai câu ấy nói lên lòng nhớ ơn người đi hát với các bậc Tổ sư truyền lại cho đời sau một nghề nghiệp đáng quý trọng. Trong lời khấn của bạn hát trước bàn thờ nhân ngày Giỗ Tổ của mình đã nhắc đến hầu hết những người có công ơn đối với họ: “Cung thỉnh chư vị Tổ Sư, Thánh Sư, Tiên Sư, Tam giác đạo sư, Thập nhị công nghệ, Lão lang đại thần, Tiền hiền, Hậu hiền…cảm ứng chứng minh”Tức là các bậc Thánh, Hiền, Tổ, Sư, những nhân tài xuất chúng, những bậc thầy các ngành nhạc, mộc, dệt, rèn, thuốc, đi buôn, múa, kể cả những đồng nghiệp quá cố.

Một trong những việc đầu tiên mà tất cả nghệ sĩ thường làm trước khi bước lên sân khấu là thắp nhang cầu nguyện tổ nghiệp phù hộ. Mọi người tin rằng nếu thiếu cầu nguyện, chắc chắn buổi biểu diễn sẽ gặp bất trắc. Câu nói cửa miệng của người trong giới là “bị tổ trác” để lý giải cho những sơ suất, đổ bể của một nghệ sĩ nào đó gặp sự cố trong khi biểu diễn ở một chương trình nào đó.

Tất nhiên, cho đến nay, chưa ai có thể chứng minh được có không việc tác động của tổ nghiệp vào sự nghiệp của nghệ sĩ nhưng tất cả mọi người đều tin rằng tổ nghiệp cho ai duyên nghề thì người đó mới có thể gặt hái thành công.

Ngày 11, 12 tháng 8 âm lịch hàng năm, tất cả giới nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ biểu diễn, các đoàn hát đều tổ chức lễ giỗ Tổ một cách hết sức trọng​ thể để tưởng nhớ đến tiền nhân khai sáng nghề nghiệp, cầu khấn cho sự nghiệp của mình được hanh thông, đồng thời những bạn hữu xa gần có dịp gặp lại nhau sau một năm dài làm nghệ thuật và lo cho cuộc sống.

Tóm lại, lòng tôn trọng của những người đi hát đối với ông Tổ của mình, biểu hiện tấm lòng “tôn sư trọng đạo”, đức tính “uống nước nhớ nguồn”, “ăn trái nhớ kẻ trồng cây” vốn là truyền thống của nhân dân ta.

2/ NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ CỦA TỔ NGHỀ SÂN KHẤU

Để duy trì sự ổn định nội bộ trong đoàn hát, người xưa đã đặt ra những quy định, những điều cấm kỵ và mượn ông Tổ làm vị thần linh giám sát chặt chẽ mọi hành vi tốt xấu của mọi người để thưởng phạt rất công minh. Ai siêng năng, chuyên cần thì được “Tổ độ”, quậy phá thiếu nghiêm túc thì bị “Tổ trác”, hỗn láo, xấc xược với cô bác, bạn bè thì bị “Tổ phạt”, hay nặng lắm thì bị “Tổ lấy nghề”, già yếu bệnh tật đến nỗi phải đi xin ăn, hoặc điên loạn thì bị coi là “Tổ hành”, gần chết mà hát nghêu ngao, người ta cho là “hát trã nghề cho Tổ”. Ai cũng kính Tổ là có quyền uy tuyệt đối, đi ngang chỗ thờ Tổ phải cúi đầu, bước từng bước nhẹ nhàng, không được động đến lưu hương hay đồ cúng.Từ chuyện ông Tổ, rất nhiều điều kiêng cữ, mới nghe có khi tưởng là vô lý nhưng suy nghĩ kỹ thì vẫn hợp tính khoa học.

* Nhất quyết KHÔNG CHO TIỀN NGƯỜI ĂN XIN. Tương truyền nghề hát và người ăn xin có chung một tổ nghiệp. Người trong giới nghệ thuật thường không cho họ tiền vì sợ một ngày kia sẽ giống như họ. Nhưng giới nghệ sĩ là những người thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện vì tin rằng cái họ kiếm được là của trời cho. Vì vậy, họ có trách nhiệm chia sẻ lộc trời cho với những hoàn cảnh bất hạnh hơn mình. (Điều này cũng có những ngoại lệ trắc ẩn với những hoàn cảnh ăn xin được tìm hiểu rõ ràng và biện pháp giúp đỡ thích đáng).

* Kiêng hay hạn chế đi hát, nhận thù lao ở đám ma, đám cưới. Lý giải là tổ nghiệp đi hát với mong muốn mang lại niềm vui cho người khác. Hát ở đám cưới, nơi chúng ta phải nói lời chúc mừng hay đám ma lúc đau buồn của người mà lấy thù lao thì đó là điều tối kỵ

* Trong giờ hoá trang chuẩn bị ra tuồng, hậu trường PHẢI GIỮ YÊN TĨNH, không được cười đùa giỡn hớt, nói năng thô tục, huýt sáo,…nếu vi phạm sẽ bị Tổ phạt. Đó là một yêu cầu chính đáng để diễn viên bình tâm, tập trung suy nghĩ cho nhân vật của mình trước khi vào cuộc biểu diễn.

* CẤM trẻ con, khán giả vào buồng hát MANG THEO TRÁI THỊ vì sợ ông Tổ bỏ buồng hát đi theo ra ngoài, gây trở ngại cho cuộc biểu diễn. Giải thích điều này có người cho rằng mùi thơm của trái thị, gây sự chú ý cho diễn viên, khiến họ mất tập trung , nên phải ngăn cấm như vậy.

* Để bảo vệ các nhạc khí, người xưa có điều NGHIÊM CẤM: ngoài giờ hát, không ai được ĐỘNG ĐẾN TRỐNG CHIÊN, TRỐNG KỲ, TRỐNG CƠM (trừ trường hợp phải dùng trống chiên để báo hiệu lệnh riêng: họp toàn đoàn, để phân vai hay làm việc chuyên môn, hoặc báo giờ ăn cơm). Để lệnh cấm có thêm trọng lượng, người ta bảo rằng các trống là bộ phần trong cơ thể ông Tổ, cho nên ngoài giờ hát, trống cơm phải đem giao cho ông nhưng làm gối kê nằm ngủ. Giữ gìn chặt chẽ như vậy cũng là hợp lý thôi vì các trống hát nếu bị hỏng , rất khó sửa chữa khắc phục, nhất là đang lúc biểu diễn hoặc đang ở vùng xa xôi.

* Người đi hát bị CẤM ĐI GUỐC VÔNG, với lý do cây vông dùng tạc tượng làm cốt ông Tổ, nếu lấy gỗ mang dưới chân, đạo đồ ô uế, có tội​​ với Tổ. Thật ra, thời ấy, đa số đào kéo đều đi chân không (khi diễn mới mang hia, hài), nếu mang guốc đi cồm cộp trên sân khấu, ai mà chịu nổi!…

* Một vài điều kiêng kỵ khác mà giới nghệ sĩ luôn nhắc nhau là không ăn mía ghim, uống nước mía vì tin rằng đốt mía bể ra sẽ kéo theo chương trình biểu diễn sắp tới sẽ bị bể; kiêng ăn bắp vì sợ lên sân khấu sẽ bị lắp ba lắp bắp; không ăn trái thị, cóc, ổi…, kiêng nói đến mưa hay bất cứ điều gì có nhuốm màu bất an…

Nghệ sĩ Hoài Linh xây dựng nhà tổ với quy mô hoành tráng để đồng nghiệp tề tựu về cúng tổ nghề.

3/ CÁCH CÚNG LỄ GIỖ TỔ NGHỀ SÂN KHẤU

Các tổ chức và sân khấu thường tổ chức lễ giỗ tổ riêng có thường xuyên bao gồm ba hoạt động quan trọng:

+ Lễ dâng hương: Là một phần quan trọng của lễ giỗ tổ, người tham gia thường dâng hương để tưởng nhớ và tôn vinh tổ tiên, đồng thời cầu nguyện cho sự bình an và thịnh vượng của đơn vị hoặc sân khấu.

+ Dâng hoa Tổ nghề: Việc dâng hoa Tổ nghề thể hiện sự kính trọng và tôn vinh đối với công việc nghệ thuật hoặc nghề nghiệp mà tổ tiên đã theo đuổi. Đây là cách để thể hiện lòng biết ơn và duy trì truyền thống nghề nghiệp.

+ Lễ tri ân những nghệ sĩ cao tuổi và tưởng nhớ những nghệ sĩ đã qua đời: Lễ này thường diễn ra để tôn vinh và tưởng nhớ những nghệ sĩ cao tuổi có đóng góp lớn cho ngành nghệ thuật hoặc nghề nghiệp, cũng như để giữ kỷ niệm những nghệ sĩ đã ra đi. Nó là một cơ hội để chia sẻ kỷ niệm và câu chuyện về họ.

Lễ giỗ tổ nghề sân khấu thường kết thúc bằng các tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Đây là cơ hội để các nghệ sĩ và người tham gia trình diễn các tác phẩm nghệ thuật để thể hiện sự đa dạng và tài năng trong ngành nghệ thuật, đồng thời mang lại sự hứng thú và giải trí cho khán giả.

Sau khi kết thúc cúng bái, nghệ sĩ thường quay quần ăn uống các vật phẩm và xem đó như 1 phần của lộc nghề sân khấu. Và cầu mong tiếp tục được tổ thương yêu, cho gắn bó và có thể sống với nghề.

4/ LỄ VẬT CÚNG TỔ NGHỀ SÂN KHẤU

Một số lễ vật cúng tổ nghề sân khấu bắt buộc phải có là:

– Nhang, đèn cầy hoặc nến

– 1 lọ hoa

– 1 mâm trầu cau

– Trà, rượu và nước lọc

– Hủ gạo và hủ muối

– Bánh kẹo

– Mâm ngũ quả (5 loại trái cây khác nhau)

– Hoa tươi (nên chọn hoa cúc tượng trưng cho trường thọ, hoa cát tường tượng trưng cho sự may mắn, sung túc)

– Xôi chè

– Heo quay, gà luộc hoặc 1 bộ tam sên gồm có 1 quả trứng, 1 miếng thịt luộc, 1 con cua hoặc 3-5 con tôm

– Tiền vàng cúng Tổ

– Bánh Bao Đào Tiên

– Bánh Hỏi

– Giấy cúng tổ

5/ BÀI VĂN KHẤN CÚNG TỔ NGHỀ SÂN KHẤU

www.marketingevent.vn gợi ý bài văn khấn cúng tổ nghề sân khấu:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề sân khấu

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề sân khấu thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– – –

Marketing Event – Phoenix nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tổ chức sự kiện, tư vấn chiến lược, triển khai các hoạt động marketing 360, marketing digital, sản xuất vật phẩm quảng cáo, showroom…

Marketing Event – Phoenix với thế mạnh về đội ngũ nhân sự trẻ, sáng tạo, nhiệt huyết, năng động được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi tự hào là lựa chọn ưu tiên đồng hành trong các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

– – –

Thông tin liên hệ:Công ty truyền thông Phoenix

(Tên thương hiệu: Marketing Event-Phoenix)

Tel:028. 222 99 295 Hotline: 0919 100 369

Email: nguyenmarketingevent@gmail.com

Website: http://marketingevent.vn/

Facebook: Marketing Event – Phoenix

Bài viết có sử dụng 1 số thông tin từ nghiên cứu NSND Đinh Bằng Phi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *