Cách trồng cây trầu không dễ thực hiện ngay tại nhà. Các bước chuẩn bị và thực hiện gieo trồng hiệu quả trong bài viết sau.
Giới thiệu về cách trồng cây trầu không
Cách trồng cây trầu không được áp dụng ở khoảng đất trống trong vườn hoặc thùng xốp, giàn leo trên ban công. Trầu không còn có tên gọi khác là cây thổ lâu đằng, trầu cây, trầu lương,…
Loại cây này có đặc điểm là lá hình trái tim, xanh bóng, thân cây leo cao từ 10 đến 20cm. Cây trầu không được trồng rộng rãi ở Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, và có nguồn gốc xuất phát từ Đông Nam Á.
Hiện nay thì có 2 loại trầu không phổ biến là trầu không mỡ và trầu không quế. Trầu mỡ có bản lá to hơn trầu quế. Trầu quế có vị cay và thơm hơn nên được dùng nhiều trong lễ hội, cưới hỏi. Quả của cây trầu không mọc thành chùm màu xanh đậm ở quanh thân.
Công dụng và ý nghĩ khi thực hiện cách trồng cây trầu không tại nhà
Việc trồng cây trầu không tại nhà mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người và cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó cây trầu không còn mang nhiều ý nghĩa về phong thủy và đời sống.
Ý nghĩa phong thủy khi trồng cây trầu không
Cây trầu không sẽ mang lại nhiều sự may mắn về đường công danh, sự nghiệp, học hành cho người trong gia đình. Thêm vào đó, trầu không còn mang lại:
- Sự bình yên cho gia đình.
- Ấm áp cho ngôi nha.
- Xua đuổi những tà khí, điềm xấu.
- Đem lại bình an, may mắn cho gia chủ.
Công dụng của việc trồng cây trầu không đối với đời sống
Không chỉ được trồng để tăng tính thẩm mỹ, trầu không còn dùng để bảo vệ ngôi nhà của chúng ta khỏi bụi bẩn cũng như tăng độ mát mẻ cho nhà cửa. Cây còn có tính kháng khuẩn, chúng thanh lọc không khí trở nên trong lành hơn.
Cây trầu thường được xem là dễ trồng và chăm sóc, không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên sâu về cây trồng. Điều này làm cho cây trầu trở thành lựa chọn phổ biến cho những người mới bắt đầu nuôi cây. Cây trầu cũng có khả năng làm tươi mới không gian và tạo ra không gian xanh trong môi trường sống.
Công dụng của việc trồng cây trầu không đối với sức khỏe
Lá trầu được dùng làm gia vị khi ăn với vôi và cau. Thêm vào đó, lá trầu còn là vị thuốc dân gian với nhiều dưỡng chất có lợi đối với con người. Lá của cây trầu không có tác dụng giúp trị một số bệnh như:
- Táo bón.
- Đái dắt.
- Suy nhược thần kinh.
- Đau họng.
- Đau đầu.
- Đau lưng.
- Giúp chống viêm và nhiễm trùng đối với các vết thương như: bỏng, bong gân, đứt tay,…
Chuẩn bị những gì trước khi thực hiện cách trồng cây trầu không
Hướng dẫn cách trồng cây trầu không trong chậu tại nhà với một số dụng đơn giản cần chuẩn bị như:
Dụng cụ: Tận dụng thùng xốp. chậu trồng có sẵn ở nhà, hoặc trồng ngay trên đất vườn. Nên đục lỗ cho cây thoát nước nếu trồng trong chậu hoặc thùng xốp.
Đất trồng: Trầu không là loại cây có thể thích nghi trên các loại đất khác nhau, thuận lợi nhất là môi trường đất tơi xốp, đất mùn, nhiều dinh dưỡng. Trộn đất trước khi trồng với các loại phân trùn quế, tro trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ,… Phơi ải dưới nắng để diệt mầm bệnh tồn tại trong đất.
Chọn giống: Có thể thực hiện kỹ thuật trồng trầu không theo 2 cách là gieo bằng hạt hoặc ngọn cây. Để giảm thời gian gieo trồng, mọi người thường thực hiện theo cách trồng bằng ngọn, cành sẽ phổ biến hơn. Chọn những cành bánh tẻ, không bị quá già hoặc quá non. Cắt cành thành những đoạn có ít nhất 10 mấu mắt trở lên.
Hướng dẫn cách trồng cây trầu không đơn giản qua từng bước
Sau khi đã chuẩn bị những vật dụng đầy đủ, mọi người thực hiện cách trồng trầu không cụ thể như sau:
Bước 1: Đặt đoạn cây lên mặt đất, để lá và ngọn lên trên và phủ đất để lấp lại. Dùng tay ấn chặt đoạn cây xuống đất ở độ sâu khoảng 3cm.
Bước 2: Tưới một ít nước ở dạng phun sương để cung cấp độ ẩm cho cây và đất.
Bước 3: Che chắn cho cây để bảo vệ chúng khỏi ánh nắng, tránh tình trạng cháy lá. Sau khi gieo trồng một tuần thì dời tấm che ra cho cây tiếp xúc với nắng mặt trời.
Chăm sóc sau khi thực hiện thành công cách trồng cây trầu không
Cách trồng và chăm sóc cây trầu không thành công ngay từ lần đầu tiên theo hướng dẫn như sau:
Tưới nước: Cây trầu không thích ánh sáng từ mặt trời và chế độ nước tưới đều đặn. Đảm bảo hệ thống thoát nước để không gây ra tình trạng cây bị ngập úng, bị thối. Tưới nước khoảng 2 lần mỗi tuần khi vào mùa mưa, tưới nước từ 3 – 4 lần cho cây mỗi tuần vào mùa khô.
Bón phân: Sau khi trồng khoảng 3 tuần, mọi người nên bón phân thêm hữu cơ hoặc phân trùn quế cho cây. Thực hiện lặp lại việc bón cây mỗi tháng một lần.
Vệ sinh vườn cây: Thường xuyên thăm vườn, làm cỏ, vun xới đất để cho cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Làm giàn: Tạo giàn cho cây hoặc sử dụng cọc tre để hỗ trợ cho cây trầu không phát triển leo lên. Cây cũng có thể bám và leo lên các cây trụ khác hoặc tường nhà.
Thu hoạch lá trầu không: Sau khi gieo trồng khoảng 5 tháng bằng cách giâm cành, mọi người cắt tỉa để thu hoạch tùy theo nhu cầu sử dụng. Bón thêm phân cho cây sau mỗi đợt thu hoạch giúp cây bổ sung dinh dưỡng để cho ra chồi non, lá to xanh hơn.
Hy vọng bài viết trên từ AQ đã mang lại những kiến thức hữu ích về cách trồng cây trầu không đến mọi người. Tham khảo các bài viết canh tác hiệu quả cùng Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ thường xuyên cập nhật trên: nguyenlieusinhhoc.com nhé!