Có thể nhận thấy rằng những năm gần đây, ẩm thực Hàn Quốc dần khẳng định vị thế của mình chỉ đơn giản qua những món ăn độc đáo, mang đậm hương vị tuyệt vời của xứ sở kim chi này. Thật thiếu sót khi không nhắc đến cái tên quen thuộc với rất nhiều các bạn trẻ Việt Nam khi nói về ẩm thực xứ Hàn – món bánh gạo cay tokbokki siêu hấp dẫn. Làm siêu lòng các bạn yêu thích đồ cay và những chiếc bánh nếp mềm mượt đến nao lòng
Bánh gạo cay tokbokki là món bánh gạo nếp được ăn cùng nước sốt cay đặc trưng của Hàn Quốc. Có thể ăn cùng với trứng và một chút gia vị kèm theo như hành tây, hạt tiêu. Tuy rất đơn giản nhưng món bánh gạo cay tokbokki này luôn được yêu chuộng bởi độ dinh dưỡng cao mà nó đem lại.
Nguồn gốc và các loại bánh gạo cay tokbokki siêu hấp dẫn đến từ xứ sở kim chi
Bánh gạo cay tokbokki vốn là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc. Xuất thân từ món tteo jjim – một món ăn cung đình được làm từ bánh dày trắng muốt rồi thái vát mỏng, thịt, trứng, hàng tây và các gia vị đặc trưng kèm theo như vừng, ớt cay Hàn Quốc rồi nướng lên.
Từ một món ăn cung đình chỉ được phục vụ giành riêng cho vua chúa. Bánh gạo cay tokbokki dần dần qua từng thời kì đã trở nên gần gũi hơn. Là một món ăn đường phố phổ biến và có nhiều các loại bánh nếp khác nhau phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách.
Bánh gạo cay tokbokki hiện đại được chế biến từ loại bánh nếp giống với bánh gạo truyền thống tteo jjim. Nhưng loại bánh gạo làm nên bánh gạo cay tokbokki ngon lành này lại mang tên garaetteok được xào cùng với các thành phần gia vị đặc biệt như thịt bò, trứng cút, hành tây, giá đỗ, nấm, chả cá. Và không thể thiếu yếu tố làm nên món bánh nếp cay đó là tương ớt cay siêu đặc trưng ở Hàn Quốc gochujang. Bánh gạo cay rất thích hợp khi ăn nóng và được xào với lớp tương ớt cay óng ả thơm ngon.
Tuy nhiên với sự phát triển của ẩm thực Hàn Quốc; nhất là bánh gạo cay đang dần là món ăn tượng trưng và quảng bá cho vẻ đẹp của đất nước này. Nên không chỉ đơn giản có một loại bánh gạo cay gochujang tokbokki. Mà còn có một loại bánh được mệnh danh là món bánh nếp xào Hoàng Gia có tên gọi là ganjang tokbokki.
Bánh gạo ganjang cũng có xuất xứ cung đình như gochujang tokbokki từ thời Joseon (1382 – 1910). Chúng được xào với thịt, rau xanh và một chút dầu đậu nành. Sự xuất hiện của món bánh này được mô tả trong vở kịch rất nổi tiếng “Dae Janggum”. Với phân cảnh Janggum nấu bánh tokbokki và dâng lên nhà vua.
Gợi ý về cách chế biến bánh gạo cay tokbokki
Ngày xay, bánh gạo cay tokbokki vẫn được yêu chuộng và thưởng thức nhiều hơn. Bởi hương vị khiến cho các thực khách cảm thấy ngon miệng và sảng khoái. Có sự va chạm tác động qua lại của những hương vị tưởng chừng như giản dị đơn sơ của xứ sở kim chi đã khiến cho món ăn này có phần thêm dân dã, gần gũi với mọi người. Cũng một phần có giá trị kinh tế khá tiết kiệm nên gochujang tokbokki được yêu thích bởi các bạn học sinh sinh viên.
Bánh gạo cay tokbokki dần dần có nhiều sự đa dạng phong phú hơn rất nhiều. Ngoài những nguyên liệu chủ yếu như thị, trứng, giá đỗ… Tokbokki còn được xào với hải sản nâng tầm món ăn hơn về chất lượng và hương vị.
Chế biến món bánh gạo tokbokki càng đơn giản hơn. Vì hiện nay tại các cửa hàng bán đồ ẩm thực Hàn Quốc có bán sẵn các loại bánh gạo cay để phục vục cho việc nấu bánh tại nhà. Và việc của bạn chỉ cần khéo léo chế biến nước sốt ngon lành sánh mịn mà thôi.
Phi thơm một chút hành và tỏi. Sau đó chỉ đơn giản với nước dùng, đặc biệt là tương ớt gochujang vào. Nêm nếm một chút gia vị và thả những thớ bánh mịn mềm vào và đảo đều cùng với các gia vị nguyên liệu khác theo ý thích của bạn. Bánh gạo cay tokbokki sẽ làm cho phần nước sốt trở nên sánh mịn, nóng hổi. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi trong tiết trời lạnh giá được thưởng thức một bát bánh gạo cay tokbokki thơm ngon, ấm nóng.
Khi xuất hiện tại Việt Nam, bánh gạo cay tteokbokki ngày càng được yêu chuộng hơn. Mật độ xuất hiện ngày càng nhiều, chứng tỏ không chỉ có rất nhiều các bạn trẻ mong muốn được thưởng thức ẩm thực thế giới. Mà còn khẳng định rằng ẩm thực Hàn Quốc thật sự có tầm ảnh hưởng, không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn vươn ra thế giới.