Không thay đổi ngay 7 điều này bạn sẽ là 1 trong 17 triệu người bị tăng huyết áp

 

    Theo thống kê của các tổ chức y tế, số lượng người bị tăng huyết áp tại Việt Nam đã cán mốc 17 triệu người vào năm 2022. Điều này có nghĩa là, cứ 4 người trưởng thành, lại có 1 người bị tăng huyết áp. Đây là một tình trạng đáng báo động, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người quá thờ ơ với nó. Trong bài bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 7 lý do có thể đưa bạn vào tầm ngắm của căn bệnh này nhé!

 

Không thay đổi ngay 7 điều này bạn sẽ là 1 trong 17 triệu người bị tăng huyết áp

Không thay đổi ngay 7 điều này bạn sẽ là 1 trong 17 triệu người bị tăng huyết áp

 

Thêm 5 triệu người Việt Nam mắc tăng huyết áp chỉ trong vòng 5 năm

   Theo số liệu thống kê vào năm 2017, số người mắc tăng huyết áp ở nước ta rơi vào khoảng 12 triệu người. Như vậy, cứ 5 người trưởng thành, lại có 1 người bị tăng huyết áp.

    Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 năm, số lượng người mắc phải căn bệnh này đã tăng lên đến 17 triệu người, tương đương với gần 20% dân số. Đây là một con số đáng báo động, khi mà tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của biến cố và tử vong do các bệnh tim mạch.

    Điều đáng lo ngại nhất ở đây là có tới trên 50% người mắc bệnh chưa được phát hiện và trên 70% chưa được điều trị. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều người còn tỏ ra bàng quang, thờ ơ, chưa nhận thức đúng và đủ về mối nguy hại mà tăng huyết áp gây ra. Họ vẫn luôn thực hiện đều đặn những việc làm có thể biến mình trở thành một nạn nhân của bệnh tăng huyết áp trong tương lai.

 

Tăng huyết áp – “Kẻ giết người thầm lặng”

    Huyết áp được hiểu một cách đơn giản là áp lực của máu lên thành động mạch. Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực này tăng lên một cách bất thường do 1 hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

   Huyết áp cao sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Nó có thể khiến các động mạch dày và cứng hơn, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim và tai biến mạch máu não.

    Áp lực quá lớn cũng có thể khiến các mạch máu bị yếu đi và phình ra, dẫn đến chứng bệnh phình động mạch. Khi các động mạch không còn chịu nổi sức ép, chúng có thể bị vỡ, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

    Tăng huyết áp cũng khiến tim phải làm việc nhiều hơn, các buồng bơm của tim dày lên gây phì đại thất trái. Cuối cùng, cơ dày có thể khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, từ đó dẫn đến suy tim.

 

Tăng huyết áp là yếu tố làm tăng nguy cơ gặp các biến cố tim mạch

Tăng huyết áp là yếu tố làm tăng nguy cơ gặp các biến cố tim mạch

 

    Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn ảnh hưởng đến một loạt các cơ quan khác trong cơ thể như thận, mắt, não bộ,… Nó có thể phá hủy các mạch máu nhỏ trong thận, gây suy thận mãn tính, hoặc làm giảm thị lực, sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ và khả năng suy nghĩ.

    Điều đáng nói ở đây là các triệu chứng của tăng huyết áp lại khá mờ nhạt, không có đặc trưng cụ thể. Người bệnh có thể bị nhức đầu, nặng đầu, mỏi gáy, chóng mặt, nóng phừng mặt,…

   Thậm chí, có đến 1/3 số người bệnh không có dấu hiệu gì, mà chỉ tình cờ phát hiện khi thăm khám định kỳ, hoặc khi khám các bệnh lý khác. Chính vì điều này mà các chuyên gia đã gán cho tăng huyết áp một cái tên khác là “kẻ giết người thầm lặng”.

 

7 điều cần thay đổi nếu không muốn trở thành nạn nhân của tăng huyết áp

   Tăng huyết áp là căn bệnh có xu hướng tăng lên theo tuổi tác, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới. Những người có cha mẹ hoặc anh chị bị tăng huyết áp cũng sẽ có thể mắc phải căn bệnh này.

   Tuy vậy, trong những năm trở lại đây, số lượng người mắc các bệnh lý này lại gia tăng một cách chóng mặt, và có xu hướng trẻ hóa. Theo đó, 7 yếu tố chính góp phần gây ra hiện thực này có thể kể đến như:

Hút thuốc lá

   Thuốc lá có chứa nicotin, kích thích cơ thể sản sinh adrenaline và làm tim đập nhanh hơn, từ đó làm tăng huyết áp. Hút thuốc lá càng nhiều và càng lâu năm thì nguy cơ bị tăng huyết áp và mắc các bệnh tim mạch khác ngày càng cao hơn.

Uống rượu bia

   Lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân khiến bạn trở thành mục tiêu của tăng huyết áp. Khi đi vào cơ thể, rượu có thể làm tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm, kích thích hệ RAA, tăng cortisol máu, tăng nồng độ canxi nội bào, kích thích giải phóng các chất gây co mạch,…

 

Uống rượu, bia sẽ gây tăng huyết áp

Uống rượu, bia sẽ gây tăng huyết áp

 

Lười vận động

   Việc ít hoạt động thể chất, lười tập thể dục sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, từ đó dẫn đến rối loạn lipid máu và đường huyết. Điều này gián tiếp làm cho bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn người khác.

Ăn quá nhiều muối

   Trong cơ thể, thận là cơ quan đóng vai trò điều hòa huyết áp nhờ cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Để làm được điều này, thận phải thực hiện quá trình thẩm thấu để lọc nước ra khỏi máu. Nếu ăn quá nhiều muối, lượng natri trong máu sẽ tăng lên và làm mất cân bằng của natri và kali, làm giảm khả năng lọc nước của thận, từ đó gây tăng huyết áp.

Căng thẳng, stress, mất ngủ

   Khi đối diện với căng thẳng, stress, nhịp tim và huyết áp sẽ tăng lên do tuyến thượng thận sản sinh ra adrenalin và cortisol. Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn bị mất ngủ. Do đó, nếu bị căng thẳng, stress, mất ngủ triền miên, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp và gặp vô số vấn đề về sức khỏe khác.

Thừa cân, béo phì

   Thừa cân, béo phì cũng không phải vấn đề hiếm gặp hiện nay. Sự tích lũy chất béo trong cơ thể khiến cho các mạch máu bị xơ vữa, thúc đẩy quá trình viêm hệ thống, làm tăng áp lực và giảm chức năng của tim. Béo phì không chỉ làm tăng huyết áp, mà còn làm tăng nguy cơ huyết khối, hẹp động mạch cảnh,…

Không kiểm soát đường huyết

   Tình trạng rối loạn đường huyết xảy ra ở những người bị tiền tiểu đường, và đã mắc bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến tăng huyết áp. Tổ chức Blood Pressure UK của Anh quốc ước tính, 25% bệnh nhân tiểu đường type 1 và 80% người tiểu đường type 2 được chẩn đoán huyết áp cao.

 

Đường huyết và huyết áp là 2 yếu tố luôn song hành

Đường huyết và huyết áp là 2 yếu tố luôn song hành

 

Điều gì sẽ giữ bạn an toàn trước nguy cơ mắc tăng huyết áp?

   Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tất cả mọi người cần có nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của tăng huyết áp để có biện pháp tự bảo vệ trước mối đe dọa này. Theo đó, những biện pháp này có thể kể đến như:

Theo dõi huyết áp thường xuyên

   “Hãy ghi nhớ chỉ số huyết áp của bạn như nhớ tuổi của mình” – đây là thông điệp được đưa ra nhân ngày Thế giới Phòng chống Tăng huyết áp 17/5/2022. Theo phân loại của Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018, huyết áp tâm thu bình thường là từ 90 – 129 mmHg, và huyết áp tâm trương là từ 60 – 84 mmHg.

    Trong đó, huyết áp dưới 120/80 mmHg là tối ưu nhất. Huyết áp bình thường là từ 120/80 mmHg trở lên. Từ 130/85 mmHg trở lên được gọi là huyết áp bình thường cao.

    Khi các chỉ số này vượt qua ngưỡng giới hạn, tình trạng tăng huyết áp sẽ xảy ra. Theo đó, các phân độ của tăng huyết áp gồm có:

  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu > 120 – 139 mmHg và huyết áp tâm trương > 80 – 89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg.

 

Bảng phân độ tăng huyết áp

Bảng phân độ tăng huyết áp

 

Duy trì lối sống lành mạnh

  • Ngừng uống rượu, bia và hút thuốc lá. Nếu bạn đang tìm cách bỏ thuốc lá hoặc bỏ rượu, thì hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok giúp bỏ thuốc lá sau 3-7 ngày và viên uống BoniAncol + giúp bỏ rượu bia sau 2-6 tháng sử dụng. 
  • Uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không ăn quá 5g muối mỗi ngày.
  • Thay thế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật, đồ chiên rán nhiều lần,…) bằng các chất béo không bão hòa, acid béo Omega-3 (dầu thực vật, cá béo,…).
  • Tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, vitamin, khoáng chất.
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần để duy trì vóc dáng, cân nặng bình thường.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Nếu bạn đang gặp tình trạng mất ngủ do căng thẳng, stress thì bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm BoniSleep+ của Mỹ để giải quyết tình trạng đó.

Kiểm soát đường huyết

   Đối với người đang gặp vấn đề về rối loạn đường huyết, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và có chế độ ăn, tập luyện lành mạnh nhằm kiểm soát đường huyết tốt hơn. Cùng với đó, bạn hãy sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet + để giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu hiệu quả nhất.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về 7 lý do có thể đưa bạn vào tầm ngắm của tăng huyết áp, cũng như cách phòng ngừa. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

  • Áp xe vú là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
  • Top 10 bệnh lây qua đường tình dục thường gặp nhất

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *