Nhắc đến một đặc sản giàu dinh dưỡng và có thể bảo quản lâu, ăn dần thì không thể nào bỏ quá được món tôm khô. Có thể nói tôm khô là một đặc sản vô cùng độc đáo làm nguyên liệu chế biến nhiều món ngon hấp dẫn cho bữa ăn gia đình cũng như các buổi tiệc tùng, liên hoan,…
Để có được con tôm khô thành phẩm phải trải qua nhiều công đoạn, mà mỗi công đoạn đều đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo để có được con tôm khô vừa đẹp mắt vừa ngon miệng. Tuy nhiên để làm tôm khô tại nhà mà vừa ngon vừa bổ dưỡng thì các bạn có thể làm dễ dàng qua các bước sau đây:
Bước 1: Chọn tôm tươi sống
Để có được tôm khô thành phẩm ngon thì điều tiên quyết đầu tiên là tôm tươi phải được chọn lựa kỹ càng, Tôm khô Cà Mau xin chia sẻ các bí quyết sau:
– Loại tôm: để làm tôm khô ngon chỉ có loại tôm đất (loại tôm có vỏ nhám, thân tôm cứng) nếu không có điều kiện bạn cũng có thể chọn tôm thẻ chân trắng (loại bán nhiều ở chợ), tôm bạc, tôm, tôm sông loại nhỏ.
– Chọn tôm tươi sống: nên chọn tôm tươi hoặc sống càng tốt, còn nguyên vỏ và đầu. Nếu tôm ngộp vừa ngả chết thì cần ngâm tôm trong nước phèn chua ít phút để thịt tôm săn lại sau đó vớt ra để ráo nước.
Bật mí: Tôm nguyên liệu làm tôm khô ngon nhất là tôm đất sống Cà Mau bắt ở vùng sinh thái ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển
Bước 2: Luộc tôm
– Chuẩn bị nước luộc: nước luộc tôm phải pha theo tỷ lệ 1 lít nước/300gr muối bọt, nếu bạn nào sợ mặn thì có thể giảm tỷ lệ này xuống. Nếu tôm nước mặn (đất, thẻ, bạc) thì giảm lượng muối xuống còn tôm nước ngọt (tôm sông) thì giữ nguyên tỷ lệ trên.
– Tiến hành luộc: đun nước sôi rồi thả tôm vào, đảo đều. Khi tôm ngả sang màu đỏ thì đảo đều thêm 2 phút nữa thì vớt tôm ra rỗ, nia, Trải đều tôm cho nhanh ráo nước nếu không tôm sẽ bị đổi màu và bị hôi.
* Có thể thay thế rỗ nia bằng vật dụng khác sao cho tôm nhanh ráo nước
Bước 3: Phơi tôm sau khi luộc
Sau khi vớt tôm ra thì trải đều tôm luộc lên rỗ hoặc nia lớn và đem tôm ra phơi dưới trời nắng tốt với vài lưu ý sau:
- Nắng tốt phơi khoảng 2-3 nắng là vừa, cách phơi này là cách làm cho tôm khô ngon nhất vì nắng đều, tự nhiên làm cho màu tôm khá đẹp.
- Trong quá trình phơi bạn nên thường xuyên đảo đều để tôm khô đều và có màu đỏ tự nhiên hơn.
- Nếu gặp trời mưa bạn nên cho tôm vào ngăn mát để đợi nắng tốt phơi tiếp cho đến khi đủ nắng hoặc tôm vừa ăn là được.
Lưu ý: nên kiểm tra thường xuyên không nên để tôm quá khô sẽ làm cho tôm cứng và giòn, mất vị ngon ngọt của tôm khô
Nếu bạn không có điều kiện phơi nắng thì xem cách làm tôm khô bằng lò nướng, lò vi sóng
Bước 4: Tách bóc vỏ và phơi lại
Tách bóc vỏ tôm khô
Tôm khô phơi khoảng 2-3 nắng tốt thì vỏ đã khô và giòn. Bây giờ cho tôm vào bao vải sau đó dùng chày hoặc chai đập nhẹ cho vỏ bong ra, sau đó đổ ra rỗ sàn vỏ cho sạch. Lưu ý đừng để tôm khô quá mới bóc vỏ vì như thế sẽ làm đầu tôm và đuôi tôm bị bong tróc ra làm cho con tôm khô không còn nguyên vẹn, tôm khô sẽ không còn dai và mềm nữa
Nếu bạn muốn làm tôm khô nguyên vỏ để ông xã nhâm nhi với bia rượu thì chỉ cần bỏ qua bước 4 sau đó bỏ vào bao bảo quản, Tôm khô nguyên vỏ mà làm mồi nhắm thì ông xã khen hết chỗ chê luôn
Phơi lại sau khi bóc vỏ
Tiếp tục phơi khoảng 1-2 nắng cho tôm khô hoàn toàn và thường xuyên trở để tôm khô đều hơn. Tôm phơi đủ nắng sẽ có màu đỏ tự nhiên trông rất đẹp mắt, thịt tôm thì săn chắc, có mùi thơm, bẻ con tôm ra sẽ thấy khô từ ngoài vào trong đều như nhau.
**Làm tôm khô 1 nắng: tôm khô 1-2 nắng có độ dai, mềm có thể ăn ngay và không cần bảo quản lâu thì có thể bỏ qua bước này bạn nhé
Kết quả: tôm khô sau 4 bước trên
Nếu bạn làm đúng 4 bước trên với con tôm đất nguyên liệu thì bạn sẽ thu được thành quả là con tôm khô có màu sắc đỏ tự nhiên, đầu và đuôi tôm vẫn còn nguyên, tôm rất dai, mềm và vị ngon ngọt tự nhiên. SINI Food chúc bạn thành công với cách làm tôm khô thủ công truyền thống này để có một đặc sản dành để thết đãi người thân, bạn bè và gia đình.
Lưu ý: Các sản phẩm tôm khô Cà Mau tại SINI Food được làm thủ công theo quy trình chế biến này