Được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa, phong lan luôn được rất nhiều người yêu cây cảnh săn đón. Tuy nhiên, lan vốn là loài hoa khó chăm sóc bởi nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận từ người trồng. Đặc biệt, trong thời điểm hoa tàn, cây lan sẽ mất rất nhiều dinh dưỡng sau mỗi đợt hoa và nuôi hoa, nếu không được chăm sóc đúng cách, bổ sung dinh dưỡng kịp thời cây sẽ bị suy yếu dần mà chết.
Trong bài viết dưới đây, Linhchivu.com đã tổng hợp giúp bạn cách chăm sóc cây lan khi hoa tàn đơn giản, hiệu quả để các bạn có thể tự chăm sóc cho cây lan nhà mình.
Bước 1: Xử lý, cắt tỉa những cành lan bị bệnh
Sau khi hoa tàn, bạn cần phải quan sát kỹ và loại bỏ những cành hoa bị vàng úa, héo. Quan sát tình trạng của cây lan và đưa ra biện pháp loại bỏ ít hay nhiều. Nếu lá cây bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa không quá 1/3 thì bạn giữ lại lá, dùng dao sắc cắt bỏ phần lá bị hỏng. Với các lá bị bệnh nhiều, vết bệnh có dấu hiệu loang rộng thì nên cắt bỏ hoàn toàn.
Bước 2: Xử lý phần gốc và rễ cây
Để cây lan cho hoa lâu thì chúng ta thường tưới nhiều nước nên rễ cây rất dễ bị thối. Việc cắt tỉa hay loại bỏ những phần rễ bị thối sẽ giúp cây không lây lan ra rễ khác. Sử dụng kéo đã được khử khuẩn cắt bỏ tất cả phần rễ đã bị thối, giữ lại các rễ còn khỏe tươi xanh. Sau đó, bôi vôi hoặc sơn móng tay, thuốc làm liền cây vào những vết cắt rồi buộc cố định vào chậu cây.
Bước 3: Lựa chọn giá thể phù hợp
Sau khi đã xử lý phần cây bị bệnh, tiến hành đặt cây vào chậu lại, nếu giá thể đã cũ và mục nát bạn có thể tiến hành thay giá thể cho lan. Tùy vào từng loài lan để có thể lựa chọn những giá thể trồng lan phù hợp.
Với các dòng lan như Vũ nữ, Vanda, Dendrobium… thì nên dùng giá thể là thân cây nhãn và một ít xơ dừa khô hoặc vỏ đậu phộng để duy trì độ ẩm cho bộ rễ giúp cây phát triển. Còn đối với các loại lan như Mokara, Bọ Cạp…thì chỉ chọn giá thể là vỏ đậu phộng nhưng bạn hãy mua những giá thể này sau khi đã xử lý các mầm bệnh để sau này lan sẽ không bị nhiễm các bệnh về rễ
Lưu ý bạn cần cố định gốc cây lan không cho lung lay bằng dây đồng hay dây thép bọc nhựa. Cuối cùng, phủ dớn cọng hay rêu rừng vào xung quanh chậu và vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để có thể quan sát sự phát triển của rễ cây.
Bước 4: Phân bón phục hồi lan sau khi ra hoa
Sau khi lan ra hoa cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để cây phục hồi nhanh chóng. Vì giai đoạn này cây lan khá yếu, các loại phân bón hữu cơ chính là giải pháp tuyệt vời.
Cách chăm sóc cây lan khi hoa tàn phần rễ cần được quan tâm nhiều nhất, vì rễ cây khỏe mạnh thì cây mới sinh trưởng tốt được. Sau khi rễ được phục hồi thì cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây.
Để phục hồi bộ rễ đang bị kiệt sức, bạn thể tham khảo sản phẩm Phân bón Bio Siêu kích rễ tại LinhChiVu.com với các tính năng ưu việt:
– Kích thích ra rễ, dưỡng rễ, rễ mau ra và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
– Khắc phục tình trạng đầu rễ bị thối, rễ không phát triển, dễ còi/bé, rễ không phân nhánh.
– Tạo sinh khối cho miền trưởng thành và miền hút, tăng lượng lông hút và mạch truyền dẫn cho Rễ lan, góp phần tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây lan.
– Được dùng trong giâm chiết cành, thay chậu… và các giai đoạn phát triển của cây lan
Bước 5: Chú ý về ánh sáng, nhiệt độ và chế độ tưới nước
Dưới đây là một số lưu ý trong cách chăm sóc cây lan khi hoa tàn:
– Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng để cây lan sinh trưởng và phục hồi sau thời điểm ra hoa. Do đó, bạn nên đưa cây ra ngoài chỗ thoáng mát, có nắng sáng, phù hợp nhất là có ánh sáng tới 9 giờ sáng, sau thời gian đó thì nên qua lưới che. Khi cây ra rễ mới bám vào chậu, thì bạn có thể yên tâm chăm sóc cây như bình thường, bạn bắt đầu đưa cây lan ra nơi có thêm ánh sáng hay lưới che lan 60% ánh sáng để cây hoa lan có thể sinh trưởng và phát triển.
– Không được để chậu quá ẩm ướt, bạn cần phải để chậu khô ráo hẳn từ 1 đến 2 ngày mới tưới nước trở lại để tránh nấm bệnh phát triển hại cây lan.
– Thông thường vào mùa nắng thì bạn tưới nước 1 – 2 lần/ ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát. Tưới phun sương nhẹ đên khi nước thấm vào toàn bộ chậu lan, và chỉ tưới nước lại khi thấy khô đáy chậu hoặc rễ lan khô trắng bề mặt.
– Nếu mùa mưa thì sau khi khô chậu mới tưới lại. Tùy thuộc vào vị trí đặt chậu lan, có thể 2 – 3 ngày/ lần, hoặc có khi cả tuần mới khô chậu.
– Thường xuyên quan sát cây lan và phòng ngừa nấm bệnh để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, chuẩn bị ra hoa lần sau.
Hy vọng qua bài viết cách chăm sóc cây lan sau khi hoa tàn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phục hồi lan sau khi ra hoa cũng như lựa chọn phân bón phù hợp cho giỏ lan nhà bạn.
Đừng quên tham khảo cho cây lan nhà bạn các sản phẩm Phân bón Bio tại Linhchivu.com để chăm sóc những chậu lan xanh tốt, cho hoa đẹp rực rỡ nhất bạn nhé! Mọi thắc mắc về sản phẩm chăm sóc cây, phân bón của chúng tôi vui lòng liên hệ Hotline 0945.827.636 – 0705.292.666 để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất!