Với người bệnh gout, tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai mà nó còn giúp cho quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng cũng như đơn giản hơn rất nhiều. Vậy lợi ích của tập thể dục với người bệnh gout là gì? Các bài tập nào phù hợp với người bệnh? Mời bạn theo dõi bài viết sau!
Lợi ích của việc tập luyện với bệnh nhân gout là gì?
Lợi ích của việc tập thể dục với người bệnh gout
Giảm cân
Với người bệnh gout, việc tăng cân, béo phì cũng làm tăng nồng độ axit uric. Do đó, kiểm soát cân nặng giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu của người bệnh gout. Tập thể dục có thể giúp cho người tập giảm cân một cách cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả bền vững.
Giúp ngăn chặn các đợt cấp
Tập thể dục có lợi ích gì với người bệnh gout? Tập thể dục thường xuyên giúp làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa đợt cấp. Ngoài ra, nó còn giúp cho các khớp được bôi trơn, máu bên trong lưu thông dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện không đúng cách có thể dẫn tới tình trạng viêm cơ.
Giúp hồi phục sau các đợt cấp
Tập thể dục giúp phục hồi sức mạnh và sự linh hoạt của người bệnh sau các đợt viêm cấp tính. Trong các giai đoạn này, cơn đau làm giảm mức độ vận động, người bệnh không cử động quá nhiều, các khớp có thể trở nên cứng và kém linh hoạt.
Ngoài ra, những người bị bệnh gout thường xuyên vận động sẽ ít có nguy cơ phát triển các hạt tophi (những nốt sần phát triển vào giai đoạn cuối của bệnh gout mạn tính) hơn những bệnh nhân không tập thể dục.
Các bài tập phù hợp với người bệnh gout
Những bài tập nào phù hợp với người bệnh gout? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Cardio
Những bài tập dành cho tim mạch giúp tăng cường chức năng phổi và khả năng sử dụng oxy để chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Các bài tập đơn giản như đi bộ, leo cầu thang và tập nhảy giúp tăng cường cơ bắp của phần dưới cơ thể.
Người bệnh gout nên tập 30 – 45 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bạn có thể bắt đầu với 10 phút mỗi ngày và tăng thêm vài phút những ngày sau đó.
Bơi lội
Bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước giúp tăng khả năng vận động và hoạt động của các khớp. Ngoài ra, áp lực lên các khớp giảm xuống khi bạn di chuyển trong nước. Do đó, bài tập này phù hợp với người bị bệnh gout hoặc mắc các bệnh viêm khớp khác.
Người bệnh nên xây dựng thói quen bằng cách bơi 30 – 45 phút phút, hai ngày mỗi tuần.
Bài tập kháng lực
Bài tập kháng lực giúp cải thiện sức mạnh và sức bền của cơ bắp. Các bài tập kháng lực rất tốt cho người bệnh gout, giúp cải thiện thể chất tổng thể, tăng khả năng kiểm soát các chuyển động của cơ thể, giảm mỡ bụng…
Các bài tập kháng lực rất tốt cho người bệnh gout
Tuy nhiên, bạn nên tập luân phiên các vùng khác nhau trên cơ thể như dành một ngày để tập phần thân trên, một ngày tập phần thân dưới. Điều này nhằm tạo cho các cơ có thời gian phục hồi và ngăn ngừa chấn thương.
Bài tập giãn cơ
Những động tác giãn cơ giúp cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của các khớp. Ngoài ra, những bài tập này cũng làm giảm nguy cơ chấn thương, tăng lưu lượng máu cho cơ bắp.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện động tác kéo giãn, bạn cần đảm bảo kỹ thuật chính xác, an toàn. Bạn nên tập giãn cơ sau khi tập luyện, đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe trong 5 – 10 phút.
Người bệnh gout cần lưu ý gì khi tập luyện?
Dù việc tập luyện có rất nhiều lợi ích cho người bệnh gout, tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý những điều sau để tránh những tác hại không đáng có:
- Người bệnh không nên vận động thể dục thể thao trong giai đoạn đang bị đau. Nguyên nhân bởi trong các đợt cấp, quá trình viêm đang ở mức độ tồi tệ nhất. Việc gia tăng vận động ở các vùng khớp này sẽ làm trầm trọng thêm quá trình viêm.
- Sau các đợt cấp, người bệnh cần tập luyện trở lại bình thường nhưng với nhịp độ tăng dần. Lúc này, bạn nên tránh các bài tập cường độ cao vì có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
- Khi tập luyện để giảm cân, người bị gout nên tập thể dục kết hợp với chế độ ăn uống. Bạn nên giảm cân từ từ, việc giảm cân đột ngột cũng không tốt cho người bệnh.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các lợi ích của việc tập luyện với bệnh nhân gout và các bài tập. Người bệnh nên vận động cơ thể và lựa chọn những bài tập phù hợp với bản thân để luyện tập hằng ngày. Chúc bạn nhiều sức khoẻ!
XEM THÊM:
- Chuyên gia giải đáp: Bệnh gút có uống được bia không?
- Các loại xét nghiệm gout phổ biến