1. Thành phần dinh dưỡng trong cua
Biết được thành phần dinh dưỡng có trong cua trước khi tìm hiểu câu trả lời luộc cua bao lâu sẽ giúp bạn bổ sung được các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Cua là động vật có ở cả nước mặn và nước ngọt. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, chất khoáng cùng nhiều loại vitamin khác.
Hàm lượng protein trong thịt cua cao hơn hơn với các loại thịt, cá khác. Lượng protein cao nhưng lại rất dễ để tiêu hoá. Trung bình khoảng 100g thịt cua chứa 12,3g protid, 3,3g lipid, 5,040g canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt. Ngoài ra còn chứa lượng lớn vitamin B1, B2, PP, B6. Lượng cholesterol này dao động từ 30 – 56mg/kg.
Đặc biệt, thịt cua lại chứa nhiều hàm lượng thuỷ ngân tốt cho sức khỏe người cùng.
2. Luộc cua bao lâu thì chín?
Người mới vào bếp nấu ăn thường có thắc mắc luộc cua bao lâu để vừa chín tới, giữ được nhiều chất? Trung bình, bạn có thể luộc cua biển trong thời gian từ 18 – 30 phút là được. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý phải để nước sôi liên tục trên bếp, không luộc với lửa nhỏ làm hạ nhiệt độ nước.
Ngoài ra, việc luộc cua bao lâu còn tuỳ vào từng loại cua và kích cỡ của cua. Ví dụ: Cua hoàng đế có khối lượng lớn và lớp vỏ tương đối dày nên thời gian luộc có thể phải lâu hơn. Thời gian trung bình để luộc cua hoàng đế có thể lên đến từ 45 – 50 phút.
3. Cách luộc cua biển ngon, không bị rụng càng
Để luộc được cua biển ngon, bạn không chỉ cần ghi nhớ thời gian luộc cua bao lâu mà còn cần lưu ý cả cách chọn cua và cách luộc chuẩn dưới đây:
3.1. Cách chọn cua biển chắc thịt, tươi ngon
Trước khi luộc cua, bạn cần chọn được loại cua ngon, chắc thịt. Một số bí quyết chọn cua tươi bạn có thể áp dụng như sau:
- Xem càng: Phần da lụa giữa kẹt khuỷu ở trên càng cua có màu hồng đỏ hoặc hồng đậm thì đây là những con cua có nhiều thịt. Bên cạnh đó, nếu phần da chỗ này trơn bóng thì đó là cua mập còn bị nhăn thì đó là cua bị ốm, đã bị hỏng lâu ngày.
- Yếm cua: Cua ngon sẽ có phần yếm chắc chắn và hơi cứng khi bóp vào thì đó là những con cua chắc thịt. Ngược lại, phần mềm, không chắc thì chúng sẽ có ít thịt hơn.
- Mai cua: Dùng tay sờ vào phần mai cua, nếu cảm nhận được độ mềm thì chúng là những con cua có phần thịt và phần gạch không ngon.
Đồng thời, bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, nếu cua còn cử động thì đó là những con cua tươi, thịt ngon. Còn nếu thấy chúng không cử động nổi có nghĩa là chúng sắp chết.
3.2. Cách sơ chế cua
Đầu tiên, bạn cần làm chết cua bằng cách dùng dao đâm vào phần yếm của cua. Sau đó, chà từng ngóc ngách trên thân cua để làm sạch chất bẩn.
3.3. Cách luộc cua ngon
Không chỉ cần biết chính xác luộc cua bao lâu mà bạn còn cần lưu ý thêm về cách luộc cua ngon, không bị rụng càng để đảm bảo món ăn luôn hấp dẫn về hương vị lẫn cả hình thức.
Nguyên nhân chính khiến cua bị rụng càng khi luộc là do cua vẫn còn sống, vì gặp nước nóng cua sẽ giãy dẫn đến chân dễ rụng. Do đó, bạn cần đảm bảo cua phải được làm chết hoàn toàn trước khi luộc. Các bước luộc cua ngon như sau:
- Bước 1: Sau khi sơ chế cua, bạn xếp cua vào nồi cùng vài nhánh sả và gừng đập dập. Đổ nước xăm xắp mặt cua hoặc nhỉnh hơn một chút rồi đặt nồi lên bếp.
- Bước 2: Luộc cua ở lửa vừa trong vòng 15 phút tính từ lúc nước bắt đầu sôi. Sau đó, bạn trở mặt cua và luộc thêm 15 phút nữa để cua chín đều.
3.4. Bảo quản
Đối với cua chín bạn nên bỏ vào các túi hút chân không hoặc túi đựng thực phẩm chuyên dụng và cho vào ngăn đá tủ lạnh sẽ bảo quản được trong vòng 2 – 5 ngày.
Khi bảo quản, bạn tuyệt đối không được tách thịt cua ra vì sẽ dễ khiến thịt cua bị khô cứng. Với cách bảo quản này cua vẫn sẽ giữ được độ tươi ngon và các chất dinh dưỡng tự nhiên vốn có của nó.
4. Cách lấy thịt cua biển
Bạn hãy tham khảo ngay cách lấy thịt cua biển dễ dàng sau khi đã biết luộc cua bao lâu thì chín:
Dụng cụ chuẩn bị:
-
Dao hoặc nĩa
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tách rời phần càng cua
- Bạn lật ngửa con cua lên rồi dùng tay cầm càng cua xoăn nhẹ và kéo ra khỏi thân. Làm tương tự đến khi hết phần càng cua còn lại.
Bước 2: Tách đôi phần thân cua
- Gỡ phần yếm cua ra sẽ thấy tại vị trí này sẽ tạo ra một lỗ hổng.
- Tiếp theo, bạn dựng đứng cua lên, để một ngón tay vào vào lỗ hổng và dùng lực tách đôi phần vỏ ra.
Bước 3: Lấy thịt phần bụng cua
- Bỏ phần 2 lá phổi ở hai bên của cua, sau đó dùng tay bẻ đôi thân cua. Tách từng lớp vỏ mỏng trên thân cua rồi dùng nĩa lấy từng phần thịt cua ra.
- Khi lấy hết phần thịt bên ngoài, bạn bẻ từng phần cua làm hai rồi tiếp tục lấy thịt cua ở bên trong.
Bước 4: Lấy thịt phần càng cua
- Càng cua bẻ thành từng khúc, sau đó dùng mặt sau của dao đập mạnh vào hai cạnh của càng cua.
- Bẻ nhẹ càng ra rồi rồi gỡ phần vỏ, lúc này bạn chỉ cần dùng nĩa lấy thịt ra là hoàn tất.
5. Những lưu ý khác khi ăn cua
Để hiểu rõ hơn về cách ăn cua sao cho đúng và an toàn, bạn hãy tham khảo thêm những thông tin sau đây:
5.1. Liều lượng và thời điểm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mỗi bữa bạn chỉ nên ăn từ 40 đến 75 g hải sản, tức khoảng 1-2 con cua. Cua chứa nhiều protein nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến khó tiêu, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và gây dị ứng.
Một tuần chỉ nên ăn từ 3 – 4 bữa cua để đảm bảo sức khỏe, không bị thừa protein gây ra nhiều bệnh có liên quan.
5.2. Những đối tượng không nên ăn cua
Một số đối tượng sau đây không nên ăn cua để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn:
-
Người mắc bệnh Gout: Với người có bệnh này thì khi ăn cua sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu gây đau nhức xương khớp.
-
Người mắc bệnh về thận: Trong thịt cua, ghẹ có hàm lượng natri cao, nếu ăn nhiều cua, ghẹ ở người mắc các bệnh về thận khiến bệnh nặng hơn do hàm lượng natri tăng cao.
-
Người mắc bệnh về gan: Hàm lượng khoáng đồng dồi dào sẽ phá huỷ các tế bào gan khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
-
Người mẫn cảm với hải sản: Cua, ghẹ gây dị ứng cao, vì vậy người mẫn cảm với hải sản tuyệt đối không được ăn, dù là một lượng nhỏ cũng có thể gây ngứa, mề đay, nôn mửa,…
5.3. Những thực phẩm kỵ với cua
Nếu đã biết nên luộc cua bao lâu, bạn cũng cần ghi nhớ một số thực phẩm kỵ với cua dưới đây để tránh kết hợp khi nấu ăn:
- Cần tây: Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho quá trình trao đổi chất.
- Cá chạch: Cua với cá chạch nếu ăn chung sẽ gây trúng độc.
- Cà tím: Cà tím vị ngọt tính hàn, cua tính hàn, ăn cùng sẽ hại đường ruột.
- Lạc: Lạc giàu lipit, đồ mỡ ngấy gặp đồ tính hàn dễ gây đau bụng tiêu chảy, nên người yếu đường ruột càng phải kiêng kỵ.
- Dưa bở: Dưa bở nếu ăn chung với cua sẽ tổn thương đường tiêu hóa, dễ gây tiêu chảy.
- Khoai tây: Cua không nên ăn chung với khoai tây vì dễ kết sỏi trong cơ thể gây ra bệnh sỏi thận
- Lê: Cả lê và cua đều có tính hàn. Hai thứ này nếu ăn chung sẽ tích trong bụng, làm tổn hại đường tiêu hóa.
- Nước đá: Cua bản thân tính hàn vị mặn, lại ăn chung với đồ lạnh sẽ khiến tính hàn tăng lên vì thế có thể gây dạ dày, cảm, ho, tiêu chảy.
- Bí đỏ: Cua ăn chung với bí đỏ sẽ gây ngộ độc.
- Cam: Kết hợp ăn chung cua và cam sẽ gây tụ đàm, ngưng khí.
- Kiwi: Cua với trái kiwi đều giàu chất dinh dưỡng nhưng nếu ăn chung sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm cho sức khỏe.
- Táo tàu: Công hiệu của hai thứ ngược nhau, ăn chung sẽ dễ bị hàn nhiệt.
- Mật ong: Nếu ăn chung hai thứ sẽ kích thích đường tiêu hóa, dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc.
- Khoai lang: Cua không hợp với khoai lang, vì hai thứ ăn chung dễ gây sỏi trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
- Thức ăn lạnh: Thức ăn lạnh như nước đá, kem, dễ làm giảm nhiệt độ trong dạ dày, ăn chung với cua dễ gây tiêu chảy.
6. Một số món ngon khác với cua biển
Khi đã có kinh nghiệm luộc cua bao lâu, bạn có thể áp dụng thực hiện tại nhà để chế biến được nhiều món ăn ngon khác từ cua biển dưới đây:
6.1. Cua rang muối
Cua rang muối là món ăn có hình thức bắt mắt và mùi thơm nồng nàn. Với vị mằn mặn bên ngoài còn phần thịt cua bên trong mềm, ngọt tự nhiên chắc chắn sẽ kích thích vị giác của bạn. Món ăn này đã đậm vị nên bạn có thể không cần chấm thêm sốt.
6.2. Cua rang muối tắc
Với những người yêu thích hải sản thì cua rang muối tắc là một món mà bạn không nên bỏ qua. Món cua rang muối tắc mang vị chua thơm tự nhiên nhưng rất đặc biệt của tắc, cùng vị mặn ngọt của gia vị kết hợp rất hài hòa. Chắc chắn khi cắn vào một miếng thịt cua sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên. Bạn có thể chấm món này với muối tiêu ớt chanh cho đậm vị hơn.
6.3. Cua sốt
Các món cua sốt luôn có sức hấp dẫn đặc biệt bởi mỗi món sẽ được đặc trưng bởi một loại sốt khác nhau và cách trình bày vô cùng đẹp mắt. Đặc biệt, điểm nhấn của món ăn chính là sự kết hợp giữa phần sốt được chế biến đậm đà thích hợp để ăn cùng thịt cua chắc ngọt.
Việc biết rõ luộc cua bao lâu sẽ giúp bạn canh được thời gian chế biến món ăn ngon, giữ được các dưỡng chất có trong thịt cua. Bạn hãy lưu ngay một số công thức chế biến món cua luộc hấp dẫn để thực hiện tại nhà nhé!