Mầm đậu nành là một trong những loại thực phẩm khá quen thuộc. Chúng không chỉ sử dụng để làm ra các món ăn, mà còn giúp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho nữ giới. Vậy mầm đậu nành có tác dụng gì? Cách làm mầm đậu nành như thế nào? Hãy cùng Pharmacity khám phá ngay trong bài viết sau nhé.
Mầm đậu nành là gì?
Mầm đậu nành chính là các hạt đậu nành nhỏ đã được kích thích để mọc mầm. Chúng sẽ được sinh trưởng thành cây non nên có thể sử dụng để làm thành các món ăn bổ dưỡng.
Mầm đậu nành được nghiên cứu có nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, protein, vitamin và một số khoáng chất như kali, magie và canxi. Nên khi được chế biến thành các món ăn sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao.
Chưa kể, mầm đậu nành còn được sử dụng để làm ra dầu đậu nành và là một thành phần hết sức thiết yếu trong một số loại thực phẩm và sản phẩm công nghiệp khác.
Trong mầm đậu nành có chứa nhiều chất dinh dưỡng
Tác dụng của mầm đậu nành
Theo nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi chúng ta anh mầm đậu nành sẽ nhận được rất nhiều công dụng tuyệt vời, chẳng hạn như:
- Cung cấp lượng Protein tốt cho sức khỏe: Mầm đậu nành là thực phẩm cung cấp protein và các axit amin rất chất lượng cho cơ thể, góp phần xây dựng cơ bắp, duy trì các mô cơ và giúp tăng khả năng phục hồi sức khỏe.
- Chứa nhiều Vitamin và Khoáng chất: Mầm đậu nành có thể bổ sung vitamin C, vitamin K và một số khoáng chất như kali, magie, canxi và sắt. Chúng sẽ hỗ trợ vào việc cải thiện xương khớp, hệ thống miễn dịch và nhiều chức năng khác trong cơ thể.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Với lượng chất xơ dồi dào, chất chống oxy hóa và nguồn protein thực vật tự nhiên, nên mầm đậu nành rất có lợi cho hệ tim mạch, giúp giảm lượng cholesterol LDL (xấu), từ đó hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh lý tim.
- Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa: Theo kiến nghị, nếu ăn đầy đủ mầm đậu nành, thì chất xơ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa thông qua quá trình chuyển hóa và tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột.
- Nguyên liệu giàu chất chống oxy hóa: các chất chống oxy hóa như flavonoid và isoflavonoid trong mầm đậu nành có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do và giúp ức chế quá trình lão hóa.
- Giảm tình trạng thiếu máu: khoa học đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng mầm đậu nành đều đặn trong vòng 6 tháng sẽ giúp tăng cường nồng độ ferritin – một loại protein dự trữ sắt trong cơ thể. Hơn nữa, chúng còn cung cấp lượng lớn vitamin B, DNA, axit folic để hỗ trợ vào quá trình tổng hợp hồng cầu.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng mãn kinh ở nữ giới: Được biết, chất phytoestrogen trong mầm đậu nành có tác dụng hạn chế tình trạng rối loạn nội tiết tố. Hơn nữa, chất isoflavones còn giúp tăng chất lượng giấc ngủ cực tốt.
- Chăm sóc sắc đẹp nữ giới: Genistein trong mầm đậu nành nguyên xơ có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào da khỏi những tác nhân gây ung thư da. Hàm lượng oxy hóa cao cùng chất béo bão hòa có thể hạn chế xơ vữa động mạch. Không những thế, các vitamin E, C và isoflavone có trong mầm đậu nành có thể làm tăng chống oxy hóa cho da, giúp ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ da trước những tác động từ môi trường xung quanh.
Mầm đậu nành mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ và sắc đẹp
Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành tại nhà
Để có thể làm mầm đậu nành thành công tại nhà, mọi người có thể tham khảo các bước hướng dẫn cơ bản như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Đậu nành nguyên hạt.
- Nước sạch.
Chọn mua hạt đậu nành tươi chất lượng
Bước 1: Xử lý đậu nành
- Rửa hạt đậu nành trong nước để làm sạch bụi bẩn và tạp chất.
- Sau đó, ngâm đậu nành trong nước lạnh qua đêm từ -12 tiếng.
Ngâm hạt đậu nành qua đêm
Bước 2: Chờ nảy mầm đậu nành
- Sau khi đã xử lý đậu nành thành công, cần tiếp tục rửa lại với nước sạch một lần nữa rồi để cho ráo nước.
- Cho hết đậu nành đó vào trong một chiếc hũ hoặc lọ thủy tinh rộng rồi san chúng ra cho thật đều.
- Xong xuôi thì đậy nắp hoặc phủ kín miệng bằng khăn sạch để tránh côn trùng rơi vào trong.
Bước 3: Tạo môi trường cho đậu nảy mầm
- Đặt hũ đựng đậu tại những nơi có ánh sáng vừa phải (tốt nhất là bằng với nhiệt độ phòng).
- Sau đó, cần lấy nước sạch để rửa đậu nành mỗi ngày để cấp ẩm cho chúng.
Hạt đậu nành nảy mầm
Bước 4: Kiểm tra mầm đậu nành
- Thông thường sau khoảng từ 2-4 ngày, các hạt đậu sẽ bắt đầu nảy mầm.
- Cần chờ đợi cho đến khi mầm dài khoảng 1 đến 3 cm là có thể lấy ra và sử dụng.
Bước 5: Sử dụng mầm đậu nành
Mầm đậu nành có thể dùng như một món salad, ăn sống, nấu cháo, cho thêm vào sandwich hoặc có thể chế biến theo sở thích cá nhân.
Dù việc làm mầm đậu nành tại nhà không khó nhưng có thể mất tới vài lần thì mới thực hiện thành công. Vậy nên, các bạn cần phải có sự kiên trì thì mới thực sự làm được.
Xem thêm: 10 + lợi ích đến từ táo đỏ tốt cho sức khoẻ có thể bạn chưa biết!
Kinh nghiệm sử dụng mầm đậu nành phát huy tốt hiệu quả
Cách sử dụng mầm đậu nành đúng cách
Từ xưa đến nay, mầm đậu nành vẫn luôn được xem là một loại thực phẩm mang đến những ích lợi lớn cho sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý tới việc bổ sung đúng cách thì mới thu được hiệu quả tối đa.
Tính đến nay vẫn chưa có bất cứ khuyến cáo nào được đưa ra về mầm đậu nành. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị mãn kinh hoặc tiền mãn kinh bổ sung đều đặn 80mg isoflavone trong đậu nành mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng này mang lại lợi ích lâu dài.
Ngoài ra, các nhà sản xuất ra sản phẩm có chứa mầm đậu nành đều đã ước tính hàm lượng vừa đủ. Cho nên mọi người chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và làm theo hướng dẫn là được.
Mỗi ngày các chị em nên uống nước mầm đậu nành vào buổi tối để giúp cải thiện tình trạng mất ngủ trong thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.
Việc bổ sung đầy đủ chất xơ và probiotics từ mầm đậu nành trong các bữa ăn hàng ngày có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chuyển sang dạng dễ hấp thụ và thu được hiệu quả tốt hơn.
Trong khi giảm cân thì nên uống bột mầm đậu nành trước các bữa ăn khoảng 30 phút. Còn nếu muốn cải thiện cân nặng thì nên uống sau khi ăn.
Cần sử dụng mầm đậu nành đúng cách, tránh lạm dụng
Một số lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành an toàn
Theo chia sẻ của các chuyên gia, để sử dụng mầm đậu nành một cách an toàn, thường sẽ có một số lưu ý cơ bản mà mọi người cần nắm rõ như sau:
- Rửa sạch trước khi sử dụng: Trước khi tiến hành chế biến, chúng ta nên rửa sạch mầm đậu nành thật kỹ để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.
- Kiểm tra chất lượng: Hãy ưu tiên chọn mua mầm đậu nành tươi, không bị thối bốc mùi hay hỏng hóc.
- Lưu trữ đúng cách: Cần bảo quản mầm đậu nành ngay nếu chưa sử dụng đến. Cái đó mà đậu nành mới có thể được tươi lâu lâu hơn.
- Sử dụng ngay sau khi nảy mầm: Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhất là khi mầm đậu nành tươi mới. Cho nên các bạn hãy cân nhắc và sử dụng ngay khi vừa mới nảy mầm.
- Chú ý đến sự phát triển vi khuẩn: Nếu muốn lưu trữ và bảo quản thì không nên làm ướt mầm đậu nành để tránh bị thối, bốc mùi và hỏng hóc.
- Sử dụng trong thời gian ngắn: tuyệt đối không được để mầm đậu nành ở nhiệt độ phòng quá lâu, vì sao sẽ tạo ra môi trường có lợi cho vi khuẩn phát triển. Mầm đậu nành có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 2 ngày.
- Tuân thủ nguồn gốc và hạn sử dụng: chỉ nên mua mầm đậu nành tại những nguồn cung cấp uy tín và hãy tuân thủ hạn sử dụng in trên bao bì.
- Chú ý đối với những người có dị ứng: Nếu có người trong gia đình bị dị ứng với mầm đậu nành, thì tốt nhất không nên dùng để đảm bảo an toàn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về việc uống mầm đậu nành có tác dụng gì? Vậy nên, để phát huy tối đa những công dụng này, mọi người nên tuân thủ đúng cách sử dụng và không nên quá lạm dụng. Đồng thời, nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xem thêm:
-
Bật mí 6 công dụng tuyệt vời từ quả bưởi và cách sử dụng
-
Uống gì đẹp da? 8 loại thức uống giúp làn da khỏe khoắn, chống lão hóa từ bên trong
-
Ăn chuối có tác dụng gì? Tổng hợp 9 công dụng tuyệt vời từ trái chuối
-
Tổng hợp 9 lợi ích sức khỏe bất ngờ từ việc ăn cá mà bạn nên biết
-
Uống lá ổi có tác dụng gì? Cách xử lý và chế biến lá ổi an toàn, hiệu quả