Người già bị táo bón – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

 

    Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, và chỉ khi áp dụng phương pháp thích hợp thì nó mới được cải thiện hiệu quả. Để biết tại sao người già hay bị táo bón và cách khắc phục hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Người già bị táo bón - Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Người già bị táo bón – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

 

Nguyên nhân táo bón ở người già là gì?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến người già dễ bị táo bón, bao gồm thói quen ăn uống, vận động, sinh hoạt hàng ngày, do bệnh lý, tâm lý hoặc do tác dụng phụ của thuốc, cụ thể:

Táo bón ở người già do ảnh hưởng bởi quá trình sinh hoạt, ăn uống

  • Một số người già, đặc biệt là người sống một mình sẽ cảm thấy cô đơn thường mất hứng thú với việc ăn uống. Điều này khiến họ thường ăn thực phẩm chế biến sẵn và có xu hướng ăn ít chất xơ, từ đó gây táo bón. 
  • Răng yếu, hoặc rụng răng khiến việc ăn uống của người cao tuổi trở nên khó khăn hơn. Họ có xu hướng lựa chọn thực phẩm mềm, ít chất xơ và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Ở bệnh nhân mắc chứng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ sẽ có xu hướng tránh ăn đồ lỏng và uống ít nước.
  • Người cao tuổi thường gặp các vấn đề về xương khớp và một số bệnh lý khác gây hạn chế vận động, thậm chí là nằm liệt giường. Việc cơ thể ít vận động, không thường xuyên tập thể dục sẽ góp phần gây táo bón. 

 

Người già đau xương khớp thường ít vận động, từ đó tăng nguy cơ táo bón

Người già đau xương khớp thường ít vận động, từ đó tăng nguy cơ táo bón

 

Người cao tuổi bị táo bón do dùng thuốc

   Khi về già, cơ thể lão hóa và rất nhiều bệnh lý dần dần xuất hiện. Thậm chí, có những người cao tuổi phải dùng đến 7-8 thậm chí là hơn 10 loại thuốc mỗi ngày. Và trong số đó, có những loại sẽ gây tình trạng táo bón, có thể kể đến như:

  • Thuốc chống trầm cảm như imipramine, amitriptylin…
  • Thuốc kháng acid như các hydroxyd của nhôm, magie và canxi.
  • Viên uống bổ sung calci hoặc bổ sung sắt.
  • Thuốc kháng histamin.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc điều trị Parkinson như như benztropine, trihexyphenidyl, orphenadrine…
  • Các thuốc trong nhóm chẹn kênh Calci như verapamil, diltiazem, nifedipine…

Táo bón ở người già do tâm lý

   Người cao tuổi thường dễ bị lo lắng về vấn đề đi ngoài của mình nên thường chủ động sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc xổ.  Loại thuốc này khiến nhu động ruột của người bệnh dần phụ thuộc vào nó. Theo thời gian, cơ chế vận động tự nhiên của nhu động ruột sẽ bị giảm đi, không hoạt động bình thường nếu không có thuốc.

 

 Đôi khi táo bón lại là căn bệnh tưởng tượng của người cao tuổi

Đôi khi táo bón lại là căn bệnh tưởng tượng của người cao tuổi

 

Táo bón ở người già do bệnh lý

Táo bón có thể là triệu chứng hoặc biến chứng của một số bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, có thể kể đến như:

  • Suy tim.
  • Tiểu đường.
  • Suy giáp .
  • Tăng canxi máu.
  • Hạ kali máu.
  • Tăng magie máu.
  • Cường cận giáp.

   Một số rối loạn cơ và thần kinh có thể gây táo bón bao gồm viêm da cơ, xơ cứng hệ thống, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống (khối u hoặc chấn thương), chứng mất trí nhớ và trầm cảm.

  Một số bệnh về hệ tiêu hóa cũng có thể dẫn đến táo bón. Chúng bao gồm nứt kẽ hậu môn, bệnh túi thừa hậu môn, hội chứng ruột kích thích, sa trực tràng, xoắn ruột,…

   Một người già bị táo bón có thể do một hoặc kết hợp nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này thường rất khó khăn, cần áp dụng phương pháp phù hợp, hiệu quả.

 

Người già bị táo bón – Làm sao để cải thiện?

    Mục đích của việc kiểm soát táo bón mãn tính ở người cao tuổi là khôi phục thói quen đại tiện bình thường và giúp phân mềm, đi ngoài ít nhất 3 lần/tuần, khi đi vệ sinh không cần rặn gắng sức, cải thiện chất lượng cuộc sống. Và quan trọng nhất là phương pháp đó cần an toàn, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ. Để làm được điều đó, sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho người bệnh:

  • Thay đổi lối sống:
  • Tăng cường hoạt động thể chất.
  • Chế độ ăn hợp lý, cân bằng, bổ sung nhiều chất xơ từ rau quả và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Hạn chế cà phê, trà và rượu bia. 
  • Tạo thói quen đi đại tiện: Thời điểm tối ưu để đi tiêu là ngay sau khi thức dậy và ngay sau bữa ăn. Bệnh nhân nên biết cách nhận biết cảm giác buồn đi tiêu và đi ngay khi có nhu cầu. Nếu nhịn đi cầu có thể dẫn đến tích tụ phân và táo bón.
  • Thực hiện tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh: Bệnh nhân được khuyên nên áp dụng tư thế “bán ngồi xổm” để đi đại tiện, sao cho người và đùi tạo thành một góc 45o. Khi đi vệ sinh, bệnh nhân nên kê chân lên 1 chiếc ghế và hơi nghiêng người về phía trước để tạo tư thế đi vệ sinh đúng nhất. 
  • Ngoài chất xơ từ rau, củ, quả, bệnh nhân nên bổ sung thêm chất xơ từ các viên uống bổ sung. Ví dụ như inulin (chất xơ hòa tan) và hạt thì là (hàm lượng chất xơ rất lớn) có trong BoniBaio + của Mỹ là gợi ý tuyệt vời dành cho người già bị táo bón.
  • Sử dụng các sản phẩm có thành phần bạch truật để điều hòa nhu động ruột, giúp đại tràng co bóp nhịp nhàng, đẩy phân về phía hậu môn nhanh hơn, giảm tình trạng táo bón. Thảo dược này cũng đã có trong sản phẩm BoniBaio + của Mỹ.

 

 Người cao tuổi bị táo bón nên dùng BoniBaio + của Mỹ

Người cao tuổi bị táo bón nên dùng BoniBaio + của Mỹ

 

  • Sử dụng thuốc nhuận tràng khi cần thiết: Trong trường hợp bệnh nhân đã bị táo bón nhiều ngày, hoặc các phương pháp khác kém hiệu quả, người bệnh thường sẽ được bác sĩ kê thêm thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, các loại thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ, đặc biệt nếu lạm dụng thì sẽ khiến tình trạng táo bón ngày càng nặng hơn. Vì vậy, bệnh nhân không được tự ý sử dụng, chỉ dùng khi thật cần thiết và tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

    Trong trường hợp táo bón khó chữa và rất nặng, tất cả các phương pháp trên đều không có hiệu quả thì biện pháp kích thích dây thần kinh xương cùng, liệu pháp phản hồi sinh học và phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc áp dụng cho bệnh nhân. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

  • Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Cần kiêng gì?
  • Các loại thực phẩm tốt nhất để nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *