Nhiễm trùng đường tiết niệu ở bệnh nhân tiểu đường

 

   Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp ở người mắc tiểu đường, diễn biến thường phức tạp và nặng hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Trong nhiều trường hợp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng này có thể sẽ dẫn tới tàn phế hoặc tử vong. Một trong những biến chứng nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường là nhiễm trùng đường tiết niệu.

 

Nhiễm trùng tiểu là biến chứng nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

Nhiễm trùng tiểu là biến chứng nhiễm trùng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

 

Tại sao bệnh tiểu đường có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu?

   Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan đường tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt (ở nam giới) và gây viêm.

   Người bệnh tiểu đường dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, do:

  • Bị suy giảm hệ thống miễn dịch do chức năng của các tế bào đa nhân trung tính, đại thực bào và các tế bào miễn dịch bị suy giảm đáng kể, không thể làm tròn nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
  • Các dây thần kinh bị tổn thương khiến cho các tín hiệu giữa thần kinh trung ương và hệ tiết niệu bị yếu đi, bệnh nhân phát hiện muộn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra, tín hiệu bị yếu đi cũng dẫn đến hệ tiết niệu hoạt động kém hiệu quả hơn, nước tiểu bị tồn đọng lâu trong cơ thể khiến cho nguy cơ lây nhiễm tăng lên nhanh chóng.
  • Tăng lượng đường trong máu và trong nước tiểu là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật phát triển, sinh sôi và gây bệnh.

 

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu ở người tiểu đường

   Nhiễm trùng tiết niệu có các triệu chứng điển hình nên rất dễ nhận biết, như:

  • Cảm thấy buồn tiểu thường xuyên.
  • Đau rát bàng quang hoặc niệu đạo khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có màu đục hoặc hơi đỏ.
  • Phụ nữ cảm thấy khó chịu ở phía trên xương mu.
  • Nam giới cảm thấy đầy ở trực tràng.

 

 Nữ giới thấy khó chịu trên xương mu, nam giới thấy đầy ở trực tràng.

Nữ giới thấy khó chịu trên xương mu, nam giới thấy đầy ở trực tràng.

 

   Tuy nhiên, bệnh này có diễn tiến trở nặng rất nhanh nếu ta không cảnh giác. Do đó, nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời, vi khuẩn sẽ phát triển lây lan lên trên qua các niệu quản đến thận, dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu trên, gây nguy hiểm cho người bệnh.

   Vì vậy, khi có các biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu như trên ở bệnh nhân bị tiểu đường cần nhanh chóng đi khám bệnh và có hướng điều trị hợp lý.

 

Dự phòng nhiễm trùng tiết niệu ở người tiểu đường

    Để phòng ngừa biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh tiểu đường cần lưu ý:

  • Kiểm soát tốt đường huyết: Đây là yếu tố cần thiết để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh nhân nên có chế độ ăn hợp lý, tập thể dục thường xuyên và tuân thủ điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu hiệu quả hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Giữ vệ sinh vùng kín: Giữ vệ sinh vùng kín sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không nhịn tiểu: Nhịn tiểu lâu và thường xuyên có thể gây nhiễm trùng đường tiểu.

 

BoniDiabet+ – Bí quyết phòng ngừa biến chứng tiểu đường từ Mỹ

    BoniDiabet+ có tác dụng chính là hạ và ổn định đường huyết, từ đó giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như: Nhiễm trùng, tim mạch, thần kinh,…

    Thành phần của BoniDiabet+ gồm có:

  • Mướp đắng, dây thìa canh, quế chi, lô hội, hạt methi có tác dụng hạ và ổn định đường huyết, hạ mỡ máu và HbA1C.
  • Magie, kẽm, crom, selen giúp điều hòa đường huyết, tăng độ nhạy insulin, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh.
  • Acid Alpha Lipoic (ALA) giúp chống oxy hóa, cải thiện chức năng dẫn truyền và ngăn chặn sự suy thoái của tế bào thần kinh.
  • Acid folic giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

 

Thành phần và công dụng của BoniDiabet+

Thành phần và công dụng của BoniDiabet+

 

    Không chỉ có công thức toàn diện, BoniDiabet+ còn được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy, có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet+ trên 3 phương diện là: triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HbA1c.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được biến chứng nhiễm trùng đường tiết niệu ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

  • Cảnh giác biến chứng nặng khi tiêm insulin trị đái tháo đường sai cách
  • Đường huyết cao gây ảnh hưởng thế nào tới sinh sản?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *