Những sai lầm thường gặp khiến mất ngủ tồi tệ hơn

 

   Mất ngủ khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bởi thế, người bệnh thường tìm mọi cách để có thể ngủ ngon trở lại. Thế nhưng đôi khi, họ lại bỏ qua chính các thói quen sinh hoạt không tốt thường ngày, khiến cho bệnh tình tồi tệ hơn. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé!

 

Những sai lầm thường gặp khiến mất ngủ tồi tệ hơn là gì?

Những sai lầm thường gặp khiến mất ngủ tồi tệ hơn là gì?

 

Mất ngủ gây hại như thế nào?

   Bình thường, thời gian ngủ trung bình của một người trưởng thành khoảng 7 – 9 tiếng/đêm. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái, khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng khi thức dậy. Theo đó, khi bạn mất ngủ, cơ thể không được nghỉ ngơi mà phải hoạt động liên tục, khiến các cơ quan, bộ phận dần bị quá tải, nhất là hệ thần kinh và não bộ.

   Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, nó sẽ gây hại đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, cụ thể là:

  • Tinh thần không tỉnh táo, cơ thể luôn mệt mỏi, bơ phờ, dễ gặp tai nạn lao động.
  • Dễ nổi nóng, cáu gắt, khó kiềm chế cảm xúc, xuất hiện nhiều suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy bế tắc trong mọi việc, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
  • Giảm sự tập trung, phản ứng trở nên chậm chạp, trí nhớ ngày càng kém, giảm hiệu suất công việc, học tập.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, béo phì.
  • Đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến da nhăn nheo, tóc rụng nhiều và bạc sớm, làm giảm khả năng phục hồi vết thương…
  • Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, ung thư…

   Có thể thấy, mất ngủ gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khỏe người bệnh. Và khi họ mắc phải những sai lầm dưới đây thì bệnh mất ngủ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

 

Mất ngủ gây nhiều tác hại cho sức khỏe

Mất ngủ gây nhiều tác hại cho sức khỏe

 

Những sai lầm khiến mất ngủ tồi tệ hơn

Đi ngủ quá sớm

   Nếu đã từng có một đêm ngủ không ngon giấc trước đó, bạn thường sẽ đi ngủ sớm hơn vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, điều này không hề tốt với những người mất ngủ lâu năm.

    Bởi ở những đối tượng này, chu kỳ thức ngủ của họ đã bị rối loạn. Nếu người bệnh đi ngủ quá sớm sẽ dễ tỉnh giấc lúc nửa đêm và khó có thể quay trở lại giấc ngủ.

Vào giường khi không buồn ngủ

   Đây là sai lầm rất thường gặp ở bệnh nhân mất ngủ. Dù chưa buồn ngủ nhưng họ đã lên giường và trằn trọc không ngủ được. Tình trạng này sẽ vô tình tạo liên kết giữa chiếc giường với tâm lý lo lắng và sự tỉnh táo. Cuối cùng, bạn càng khó đi vào giấc ngủ.

   Do đó, bạn lưu ý chỉ nên nằm trên giường khi có cơn buồn ngủ. Nếu đã nằm 20 phút mà chưa ngủ được, bạn nên đứng dậy đi sang phòng khác, hoặc tối thiểu là ra khỏi giường. Sau đó, bạn có thể tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc không lời, đọc 1 cuốn sách nhàm chán,… đến khi có cơn buồn ngủ thì vào giường nằm tiếp.

Tiếp xúc với thiết bị điện tử trước khi ngủ

   Đây là thói quen của hầu hết giới trẻ hiện nay. Họ lướt web, xem facebook, instagram, tiktok… bằng điện thoại, laptop hoặc tivi dù đã nằm trên giường.

   Chính thói quen sai lầm này khiến cho tình trạng mất ngủ càng tồi tệ hơn. Bởi lẽ, những câu chuyện trên mạng thường rất thu hút, kích thích, khiến cơ thể tỉnh táo. Thêm nữa, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử còn đánh lừa não bộ, khiến nó lầm tưởng đây là ban ngày. Hậu quả là bạn không có cơn buồn ngủ, khó ngủ trằn trọc.

 

Tiếp xúc với thiết bị điện tử trước khi ngủ là sai lầm thường gặp

Tiếp xúc với thiết bị điện tử trước khi ngủ là sai lầm thường gặp

 

   Vì vậy, bạn nên tránh xa các thiết bị điện tử tối thiểu 1 tiếng trước khi ngủ.

Luôn nghĩ tiêu cực về giấc ngủ

   Khi trằn trọc khó ngủ, nhiều người lại thắc mắc “vì sao mình không ngủ được?”, “mình phải làm gì để có thể ngủ ngon?”… Chính những suy nghĩ ấy càng khiến bạn lo lắng, căng thẳng, tình trạng mất ngủ càng tồi tệ.

   Do đó, thay vì lo lắng giấc ngủ hay bất kỳ chuyện gì khác, bạn nên thư giãn tinh thần bằng cách ngồi thiền, đọc sách, viết nhật ký… cho đến khi có cơn buồn ngủ.

Để đồng hồ trong tầm mắt

   Việc theo dõi đồng hồ sẽ giúp chúng ta biết giờ giấc ngay tại thời điểm đó. Nhờ vậy, ta có thể căn chỉnh, sắp xếp công việc tốt hơn.

   Tuy nhiên với người mất ngủ, việc để đồng hồ trong tầm mắt sẽ chỉ khiến họ lo lắng, căng thẳng hơn. Bởi lẽ, khi biết giờ giấc, họ nhận ra rằng đã khuya muộn rồi mà vẫn trằn trọc, không ngủ được. Từ đó, tâm trạng lo lắng dần bao trùm lấy họ, làm nặng hơn tình trạng mất ngủ.

   Chính vì thế khi đi lên giường, tốt nhất bạn nên để chiếc đồng hồ ra khỏi tầm mắt của bản thân, để tinh thần thư giãn và chìm dần vào giấc ngủ.

   Để chất lượng giấc ngủ được cải thiện tốt, bạn nên thay đổi những thói quen xấu đó, đồng thời kết hợp thêm các giải pháp ở phần tiếp theo!

 

Biện pháp giúp cải thiện mất ngủ an toàn và hiệu quả là gì?

Biện pháp giúp cải thiện mất ngủ an toàn và hiệu quả là gì?

 

Biện pháp giúp cải thiện mất ngủ an toàn và hiệu quả

   Để lấy lại giấc ngủ một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên:

  • Lựa chọn phòng ngủ thoải mái, tránh tiếng ồn và điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng phòng phù hợp.
  • Không ngủ quá nhiều vào ban ngày, tốt nhất vào những giờ nghỉ trưa bạn chỉ nên chợp mắt khoảng 30 phút.
  • Không ăn đêm, hạn chế ăn những món khó tiêu vào buổi tối như đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ…
  • Hạn chế sử dụng các thức uống có tính kích thích như rượu, bia, trà, cà phê vào buổi chiều.
  • Nên dành khoảng 30 phút vào buổi sáng để tập luyện thể dục kết hợp tắm nắng.
  • Áp dụng một số biện pháp thư giãn tinh thần, hỗ trợ giấc ngủ như: Ngâm chân với nước ấm, ngồi thiền, massage, xoa bóp, nghe nhạc…
  • Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên giúp cải thiện giấc ngủ như BoniSleep +BoniHappy +.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết các sai lầm thường gặp khiến mất ngủ tồi tệ hơn. Ngoài việc tránh các sai lầm đó, bạn nên vệ sinh giấc ngủ, đồng thời sử dụng thêm sản phẩm BoniSleep + và BoniHappy + để đẩy lùi hiệu quả tình trạng này. Chúc các bạn khỏe mạnh!

 

XEM THÊM:

  • Mất ngủ: Nguyên nhân tăng huyết áp thầm lặng!
  • Vì sao mất ngủ gây tăng cân? Cách khắc phục là gì?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *