Ăn đậu bắp có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp chắc khỏe xương,… Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn đậu bắp và có một số đối tượng nên tránh loại thực phẩm này. Theo dõi tiếp bài viết để biết những người mắc các bệnh lý nào nên tránh xa đậu bắp.
Điểm qua một số lợi ích của đậu bắp
Đậu bắp là loại thực vật chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, E, B, axit amin, kali, canxi,… có lợi cho sức khỏe. Một số công dụng của đậu bắp đối với sức khỏe cụ thể như sau.
Chữa táo bón
Đậu bắp chứa nhiều chất xơ, tiêu thụ khoảng 100g có thể cung cấp cho cơ thể 10% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, vitamin A có trong đậu bắp còn giúp ruột già làm tốt nhiệm vụ của mình là tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động ruột.
Giảm cân
Đậu bắp giàu chất xơ và ít calo nên rất thích hợp cho những người muốn giảm cân, ăn kiêng. Tuy nhiên, những người bị lạnh bụng, hệ tiêu hoá kém không nên ăn đậu bắp thường xuyên.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu bắp giúp ổn định lượng đường trong máu ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ và không giúp chữa dứt điểm bệnh tiểu đường.
Chắc khoẻ xương
Nhờ chứa nhiều vitamin K và axit folic, đậu bắp còn có khả năng ngăn ngừa loãng xương và tình trạng tiêu xương.
Tốt cho phụ nữ đang mang thai
Hàm lượng folate cao trong đậu bắp đặc biệt tốt cho phụ nữ đang mang thai hoặc trước khi thụ thai vì làm giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Tương tự như vậy, tiêu thụ nhiều axit folic trong khi mang thai giúp hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và con.
Tăng cường thị lực
Hàm lượng vitamin A và C trong đậu bắp giúp cải thiện thị lực, phòng ngừa các bệnh về mắt.
Giúp trẻ hóa làn da
Vitamin C và K trong đậu bắp giúp làn da luôn tươi trẻ và khỏe mạnh. Bên cạnh đó các loại vitamin khác cũng hỗ trợ bảo vệ và sửa chữa mô trong cơ thể, thúc đẩy quá trình hình thành collagen và sắc tố da, giúp trẻ hóa làn da và phục hồi tổn thương.
Làm đẹp tóc
Đậu bắp cắt miếng nhỏ, cho vào nước sôi đun khoảng 10 phút thì tắt bếp, mở vung để nước nguội. Sau đó trộn với một muỗng nước cốt chanh và thoa lên tóc, ủ khoảng 15 phút rồi gội lại với nước sạch. Dưỡng chất trong đậu bắp cùng với nước chanh sẽ giúp tóc bóng mượt.
Những ai không nên sử dụng đậu bắp?
Tuy đậu bắp có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều đậu bắp hàng ngày có thể khiến một số đối tượng dưới đây gặp một số tác dụng phụ không mong muốn.
Người có vấn đề về đường ruột
Đậu bắp chứa nhiều fructans, một dạng carbohydrate có thể gây tiêu chảy và đầy hơi ở những người đã và đang có vấn đề về đường ruột.
Điều đáng chú ý là những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích và rối loạn đường ruột nhạy cảm với thực phẩm giàu fructan như đậu bắp.
Người nhạy cảm với solanine
Đậu bắp có chứa solanine có liên quan đến chứng đau khớp, viêm khớp và một số ít người nhạy cảm với thành phần này. Solanine cũng được tìm thấy trong cà chua, dâu tây, khoai tây, cà tím,… Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào cho thấy nên hạn chế solanine và loại thực phẩm với các loại rau củ quả nói chung có khả năng giảm viêm.
Người đang dùng thuốc chống đông máu
Ăn thực phẩm giàu vitamin K có ảnh hưởng đến bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin. Vitamin K được cho là giúp hình thành các cục máu đông, ngăn chặn dòng máu đến tim hoặc não một cách nguy hiểm.
Người bị sỏi thận
Những người đã từng bị sỏi thận cũng nên tránh sử dụng đậu bắp vì trong đậu bắp có chứa một lượng lớn oxalat, chất này ở dạng canxi oxalat dễ hình thành sỏi thận.
Tác hại của đậu bắp có thể bạn chưa biết
Ăn nhiều đậu bắp mỗi ngày có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe ở một số người.
Tăng nguy cơ sỏi thận
Đậu bắp chứa nhiều oxalat. Theo khuyến cáo của nhiều viện nghiên cứu, ăn nhiều thực phẩm giàu oxalate có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận oxalate canxi. Vì vậy, người bị sỏi thận nên hạn chế ăn đậu bắp và thực phẩm chứa nhiều oxalat.
Ăn nhiều đậu bắp gây tiêu chảy
Đậu bắp chứa fructans, một loại carbohydrate, nếu tiêu thụ nhiều có thể gây tiêu chảy, đầy hơi ở những người có vấn đề về đường ruột hoặc mắc hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên ăn đậu bắp bị tiêu chảy cũng có thể do vệ sinh thực phẩm không sạch sẽ.
Mặc dù đây là thực phẩm có lợi cho những người bị táo bón, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều đậu bắp cho người bị đau dạ dày hoặc thường bị đau bụng không được khuyến khích.
Tác hại của đậu bắp: Viêm khớp
Mặc dù hiếm gặp, nhưng một tỷ lệ nhỏ người có thể bị đau khớp, viêm khớp do ăn đậu bắp thường xuyên. Nguyên nhân là do đậu bắp có chứa solanine, hợp chất gây ra các vấn đề về xương khớp.
Ảnh hưởng đến khả năng tình dục
Một nghiên cứu trên động vật cho biết đậu bắp có thể làm giảm lượng hormone testosterone. Điều làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, giảm số lượng và chất lượng của tinh trùng. Mặc dù đây chỉ là thử nghiệm trên động vật nhưng nếu nam giới đang có ý định có con thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng đậu bắp.
Cách sử dụng đậu bắp an toàn
Bạn có thể ăn đậu bắp 2 – 3 lần/tuần. Mỗi lần ăn khoảng 100 – 150g kết hợp với các thực phẩm khác để cung cấp đủ dinh dưỡng cần cho cơ thể.
Có một số điều cần lưu ý để tránh tác hại của đậu bắp:
- Bạn có thể ăn nguyên trái đậu bắp mà không cần gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến.
- Không nên nấu đậu bắp quá chín để tránh làm mất chất nhầy và chất dinh dưỡng.
- Đậu bắp có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như luộc, xào, nướng,… hoặc ép đậu bắp để uống.
- Theo đông y, đậu bắp có tính hàn. Do đó, nếu bạn đang có thể trạng không tốt hoặc đang bị đau dạ dày thì không nên ăn quá nhiều. Người bị bệnh đường ruột hoặc hội chứng ruột kích thích, tiền sử sỏi thận, đang điều trị bệnh tiểu đường, đông máu cũng không nên dùng đậu bắp.
Nhìn chung, đậu bắp cũng giống như các loại rau củ quả khác, là thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhận được nhiều lợi ích từ thực phẩm này thì nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải với chế độ ăn uống đa dạng. Lạm dụng đậu bắp có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Tác hại của đậu bắp có thể ảnh hưởng xấu hơn đến sức khoẻ của những người mắc bệnh dạ dày, tiêu hoá, sỏi thận, tiểu đường,…