Viêm loét đại tràng được biết tới là một trong những bệnh tiêu hóa thường gặp và khiến chức năng tiêu hóa của đại tràng suy giảm. Nếu không được kiểm soát tốt, viêm loét đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có thủng đại tràng. Vậy thủng đại tràng do viêm loét đại tràng có nguy hiểm không? Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh? Mời bạn theo dõi bài viết sau!
Tại sao viêm loét đại tràng lại gây thủng đại tràng?
Tại sao viêm loét đại tràng lại gây thủng đại tràng?
Viêm loét đại tràng là tình trạng niêm mạc đại tràng bị viêm, tổn thương khu trú hoặc lan ra nhiều vị trí với nhiều mức độ khác nhau. Tuỳ vào mức độ của bệnh, bệnh nhân thường có những biểu hiện như:
- Đau bụng dữ dội, dai dẳng, đau quặn từng cơn theo khung đại tràng hoặc đau âm ỉ như kim châm.
- Tiêu chảy hoặc táo bón có lẫn máu hoặc chất nhầy, cảm giác mót rặn.
- Sốt.
- Cơ thể suy nhược.
- Chán ăn…
Đây là bệnh lý mãn tính, thường không đe doạ tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Bệnh nhân mắc viêm loét đại tràng mãn tính nếu không được chữa trị tốt sẽ có nguy cơ bị thủng đại tràng. Biến chứng này xảy ra khi bộ phận 4 lớp của thành đại tràng gồm niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và thanh mạc bị tổn thương quá mức dẫn tới thủng và tạo thành một lỗ hổng. Nguyên nhân do các vết loét ăn sâu vào đại tràng, bào mỏng thành đại tràng, lâu ngày dẫn đến thủng. Biến chứng này cần được phẫu thuật đóng lỗ thủng để vi khuẩn đường ruột không đi vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc.
Dấu hiệu nhận biết thủng đại tràng
Tuỳ theo kích thước và vị trí lỗ thủng, bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất:
- Đau quặn bụng, ổ bụng căng cứng, đau có thể lan tỏa khắp vùng bụng.
- Chuột rút dữ dội ở vùng dạ dày, đại tràng.
- Đầy hơi hoặc cảm giác căng hoặc sưng vùng bụng.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Có sự thay đổi trong nhu động ruột.
- Chảy máu từ trực tràng.
- Sốt cao, có thể bị sốc phản vệ.
- Cơ thể ớn lạnh.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Số lượng hồng cầu giảm và bạch cầu tăng cao.
Người bệnh khi thấy có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào cảnh báo về thủng ở đại tràng thì phải tới bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân bị đau quặn bụng, ổ bụng căng cứng.
Thủng đại tràng do viêm loét đại tràng có nguy hiểm không?
Thủng đại tràng là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của viêm loét đại tràng. Khi đại tràng bị thủng, các chất chứa bên trong như dịch và phân, vi khuẩn,… có thể bị rò rỉ ra ngoài qua lỗ thủng, tràn vào khoang bụng. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và gây viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc là một bệnh lý rất nặng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Phương pháp điều trị thủng đại tràng
Dựa vào các đặc điểm như kích thước lỗ thủng hay nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương hướng điều trị phù hợp:
- Phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành đóng lỗ thủng lại (khâu). Phương pháp này phù hợp với các vết thủng non. Với trường hợp bệnh nhân bị thủng đại tràng quá nghiêm trọng thì sẽ phải cắt bỏ một phần đại tràng.
- Điều trị nội khoa: Trong trường hợp lỗ thủng đã đóng lại, bệnh nhân không cần phải tiến hành phẫu thuật. Thay vào đó sẽ được bác sĩ chỉ định một số thuốc phù hợp.
Phòng tránh nguy cơ thủng đại tràng
Bệnh nhân viêm loét đại tràng muốn phòng ngừa biến chứng thủng đại tràng thì cần kiểm soát tốt bệnh, không để các tổn thương trong đại tràng mở rộng ra và ăn sâu vào thành đại tràng gây thủng. Để làm được điều đó, bệnh nhân viêm loét đại tràng nên:
- Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày
- Duy trì thói quen ăn uống khoa học như: Ăn chín, uống sôi, ăn nhiều trái cây, rau xanh. Không ăn thực phẩm ôi thiu, thực phẩm bảo quản nhiều ngày Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ cay nóng chứa nhiều dầu mỡ. Ăn đúng giờ, đủ bữa, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
- Không hút thuốc, uống rượu bia và cà phê thường xuyên
- Kiểm soát trạng thái tinh thần để hạn chế căng thẳng, stress và luôn luôn có suy nghĩ tích cực
- Tập luyện thể dục hằng ngày để tăng sức đề kháng nhưng không được vận động sau khi ăn nhé
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý liên quan tới đại tràng để sớm được điều trị.
- Sử dụng BoniBaio+ để kiểm soát tốt bệnh viêm loét đại tràng. BoniBaio+ chứa 6 tỷ lợi khuẩn tác động trực tiếp đến nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính. Đồng thời, các thành phần khác của BoniBaio+ giúp làm lành vết loét, bảo vệ niêm mạc đại tràng, giảm các triệu chứng của viêm loét đại tràng như đau bụng, đầy hơi, táo bón,….
BoniBaio+ của Mỹ.
Trên đây là những thông tin về biến chứng thủng đại tràng của bệnh viêm loét đại tràng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được các dấu hiệu nhận biết của thủng đại tràng và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Đi ngoài phân sống do bệnh đại tràng phải làm sao?
- Rối loạn đại tiện là mắc bệnh gì? Cách xử lý ra sao?