Tìm hiểu phong tục cưới Việt Nam và những điều bạn chưa biết

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với muôn vàn thủ tục khác nhau mà thậm chí những người trẻ hiện nay có thể đều không hiểu rõ về các thủ tục này, ngoài những người lớn tuổi hay những trung tâm chuyên dịch vụ tổ chức tiệc cưới. Nếu bạn chuẩn bị bước sang một chương mới của cuộc đời thì bài viết này chắc chắn dành cho bạn. Hôm nay, Gala Center sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nghi lễ có trong phong tục cưới của Việt Nam.

Nghi lễ đầu tiên – Lễ dạm ngõ

Dạm ngõ là một nghi lễ quan trọng trong bất kỳ đám cưới truyền thống nào của người dân Việt Nam. Buổi lễ này thực chất là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình. Khi nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ có được tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân.

Lễ dạm ngõ – Nghi lễ đầu tiên của phong tục cưới Việt Nam

Thông thường, buổi lễ này không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà. Bởi hai nhà gặp mặt và nói chuyện, chọn ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi, lễ cưới.

Về bản chất, lễ này chỉ là một nét ứng xử văn hóa giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái, lễ vật cũng không có gì trang trọng ngoài những món đồ đơn giản như trầu cau, chè thuốc, rượu bánh và ấm trà … Mặc dù đây là nghi thức khá đơn giản trong phong tục cưới của Việt Nam nhưng đến nay vẫn còn nhiều gia đình sử dụng, và xem đây là cơ hội cho hai bên gia đình dịp trò chuyện, thân thiết với nhau hơn trước khi trở thành thông gia.

Nghi lễ thứ hai – Lễ ăn hỏi

Nghi lễ này được giống như lễ đính hôn trong phong tục truyền thống của Việt Nam. Bởi buổi lễ này được coi như sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ. Ở miền Bắc, lễ vật nhà trai cần chuẩn bị là số lẻ như 5, 7, 9 hay 11 lễ. Còn ở miền Nam thì ngược lại, nhà trai phải chuẩn bị số lễ tới nhà gái là số chẵn. Tuy nhiên, ở cả hai miền, nhà gái cũng đều là người quyết định số lượng lễ cũng như các vật phẩm trong lễ vật để đồng ý gả con gái. Thông thường, lễ ăn hỏi sẽ gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, chè, xôi gấc, gà luộc, heo quay, hoa quả … Các lễ vật sẽ tùy điều kiện gia đình hai nhà mà chuẩn bị, nhà càng có điều kiện thì lễ vật sẽ càng nhiều và phong phú.

Sau đó, vào ngày đẹp, giờ đẹp đã được hai nhà định sẵn, nhà trai sẽ gồm các bô lão, đại diện nhà trai, bố mẹ chú rể, chú rể sẽ mang lễ đến nhà gái, các lễ này sẽ được bưng bởi những thanh niên chưa vợ và nhà gái cũng có số lượng các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để nhận lễ. Trong buổi lễ này, cô dâu diện áo dài truyền thống, còn chú rể mặc vest, hoặc cả hai có thể mặc áo dài truyền thống của Việt Nam để tăng thêm sự cổ kính cho buổi lễ.

Buổi lễ ăn hỏi là buổi lễ quan trọng trong phong tục cưới của Việt Nam

Thông thường, thủ tục ăn hỏi tiến hành tại nhà gái, bao gồm dựng rạp, trang trí bàn gia tiên, chuẩn bị sẵn trà, nước và bánh kẹo để mời họ hàng hai bên. Sau đó, khi các vị quan khách hai bên đã an tọa, đại diện nhà trai và nhà gái chính thức chào hỏi, trình bày mục đích của buổi lễ và xin phép dưới sự chứng kiến của gia đình hai bên cho hai bạn trẻ được nên duyên vợ chồng. Sau khi hai gia đình đã đồng ý cho đôi uyên ương trẻ tiến tới hôn nhân, bố mẹ cô dâu sẽ đưa chú rể lên thắp hương ra mắt, làm lễ và báo cáo với ông bà. Sau đó cô dâu chú rể sẽ ra mắt hai họ, bưng trà, rót nước. Ngoài ra, sau khi nhận lễ do nhà trai đem sang, nhà gái cần đáp lễ và gửi phong bao lì xì cho đội hình bưng lễ của hai bên để trả duyên cho những bạn trẻ.

Tìm hiểu thêm: Nhà trai cần chuẩn bị những gì cho buổi lễ đám hỏi được suôn sẻ

Nghi lễ thứ ba – Lễ xin dâu

Nghi lễ xin dâu dần bị quên lãng trong phong tục cưới của người Việt Nam

Lễ xin dâu trong đám cưới của Việt Nam đã có mặt từ rất lâu nhưng đến nay thì có một số gia đình đã bỏ qua để đơn giản hơn trong việc cưới hỏi. Nghi lễ này giống như một lời xin phép sau cùng của bên nhà trai dành cho bên nhà gái, để xin phép đưa người con gái quý báu rời xa gia đình để sống bên gia đình nhà trai.

Với những gia đình cách xa nhau thì nghi thức này sẽ được thực hiện bằng cách, trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu hay còn gọi là trap xin dâu để thông báo giờ đoàn đón dâu của nhà trai sẽ đến để nhà gái chuẩn bị đón tiếp.

Nghi lễ thứ tư – Lễ rước dâu

Trong phong tục cưới truyền thống của Việt Nam thì lễ đón dâu hay được gọi là lễ rước dâu. Trong buổi lễ này, chú rể sẽ mang hoa cưới hoặc lễ vật tới nhà gái để xin phép đón cô dâu về nhà. Theo phong tục thì ở nghi lễ này, người thân hai bên sẽ trao quà tặng, của hồi môn cho cô dâu và chú rể tượng trưng cho đôi bạn trẻ bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc, giàu sang bên nhau.

Tuy nhiên, hiện nay một số gia đình đơn giản hóa nghi lễ này do khoảng cách về địa lý nên lễ rước dâu sẽ được diễn ra trước hoặc cùng ngày buổi hôn lễ được diễn ra.

Nghi lễ rước dâu – nghi lễ chính thức cô dâu về nhà chồng

Nghi lễ thứ năm – Lễ cưới

Lễ cưới – buổi lễ thường sử dụng dịch vụ tổ chức tiệc cưới

Lễ cưới hay còn gọi là đám cưới. Sau khi các nghi lễ trong đám cưới truyền thống hoàn tất tại gia đình hai bên thì đôi vợ chồng mới sẽ tổ chức tiệc cưới nhằm thông báo tin tốt đến bạn bè gần xa và những người xung quanh để chung vui với gia đình vào ngày đẹp đã được định sẵn.

Thông thường buổi lễ này sẽ được gia đình thuê dịch vụ tổ chức tiệc cưới để tiếp đón khách quý. Tại buổi lễ này, chú rể sẽ cùng với cô dâu tiến hành vào lễ đường cùng với sự hiện diện của bố mẹ ra đình hai bên. Cô dâu sẽ mặc váy cưới trắng, chú rể mặc vest, mẹ cô dâu và chú rể mặc áo dài còn bố sẽ mặc Âu phục. Sau đó sẽ đi tới từng bàn để cảm ơn sự có mặt của các vị khách quý tới chung vui cùng gia đình.

Buổi lễ này thường có lượng khách tham dự lớn nên việc sử dụng dịch vụ tổ chức tiệc cưới trọn gói sẽ giúp gia đình có thể tiếp đón khách một cách chỉn chu hơn vì đã dành thời gian tới buổi lễ.

Nghi lễ thứ sáu – Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là tục lệ cuối cùng sau đám cưới của phong tục Việt Nam. Sau khi tổ chức lễ cưới xong, đôi vợ chồng son thường về lại mặt nhà gái ngay sau ngày cưới. Đồ lễ gia đình nhà trai cần chuẩn bị cho buổi lại mặt là gà trống, gạo nếp hay đơn giản là bánh kẹo, rượu hoặc thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại và cùng bố mẹ vợ ăn bữa cơm thân mật sau khi chính thức trở thành một thành viên trong gia đình.

Xem thêm: Lý do bạn nên sử dụng dịch vụ tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng Gala Center

Tổng kết

Phong tục cưới của Việt Nam có vẻ phức tạp với nhiều nghi thức nhưng đã từ rất lâu, đây là một phong tục không thể thiếu của người dân Việt Nam. Mặc dù vất vả nhưng hiện nay có những dịch vụ tổ chức tiệc cưới bao trọn hết mọi vấn đề từ chuẩn bị lễ vật, trang trí, đồ ăn, phương tiện … hay cả chụp hình cưới, việc này cũng giúp ích rất nhiều đối với các cặp đôi.

Mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn chuẩn bị cho lễ cưới của mình kỹ càng hơn. Để tìm hiểu thêm về những phong tục, thực đơn và xu hướng cưới mới nhất, bạn đừng quên ghé thăm Gala Center nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *