Ngày nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ, trong đó có phương pháp chích xơ. Ở bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm và các lưu ý khi thực hiện chích xơ búi trĩ.
Chích xơ búi trĩ là gì?
Chích xơ búi trĩ là gì?
Chích xơ búi trĩ là một thủ thuật ngoại khoa thực hiện bằng cách tiêm trực tiếp hóa chất vào búi trĩ để chèn ép và liên kết các tĩnh mạch với nhau. Nhờ vậy, máu sẽ không lưu thông tới tĩnh mạch đó, khiến búi trĩ không được cung cấp chất dinh dưỡng để tăng trưởng và sẽ dần teo lại, rụng đi sau một thời gian.
Chích xơ búi trĩ làm cho búi trĩ trở nên cứng hơn thông qua việc sử dụng thuốc gây xơ và áp lực nén. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ nội.
Chỉ định và chống chỉ định chích xơ búi trĩ
Chỉ định
Các trường hợp có thể tiến hành chích xơ búi trĩ bao gồm:
- Bệnh nhân mắc trĩ nội ở độ 1 và độ 2.
- Người bệnh trĩ nội có hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc có rối loạn đông máu.
Chống chỉ định
Phương pháp chích xơ búi trĩ chống chỉ định trong các trường hợp:
- Người bệnh mắc các bệnh liên quan đến đường ruột như viêm loét đại tràng hoặc viêm trực tràng.
- Phụ nữ đang có thai.
- Bệnh nhân mắc các vấn đề như loạn sản tủy, bệnh bạch cầu và tiểu đường.
- Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới hậu môn như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,…
- Bệnh nhân đã áp dụng chích xơ búi trĩ 2 đến 3 lần mà mức độ đáp ứng, hiệu quả mang lại thấp hoặc không có hiệu quả.
Bệnh nhân viêm loét đại tràng không được sử dụng phương pháp chích xơ búi trĩ
Ưu và nhược điểm của phương pháp chích xơ búi trĩ
Ưu điểm:
- Chi phí thực hiện hợp lý.
- So với những can thiệp ngoại khoa khác thì kỹ thuật này ít đau hơn.
- Thời gian tiến hành nhanh, người bệnh có thể về nhà sau khi tiêm khoảng 3-5 giờ.
Nhược điểm:
- Khó kiểm soát lượng hóa chất tiêm vào do trĩ nội nằm ở phía trong trực tràng.
- Tỷ lệ bệnh tái phát cao.
- Một số bệnh nhân không có đáp ứng thuốc sau khi tiến hành tiêm.
Quy trình chích xơ búi trĩ
Quy trình chích xơ búi trĩ được tiến hành như sau:
- Người bệnh nằm nghiêng sang bên trái, để lộ hoàn toàn hậu môn.
- Bác sĩ vệ sinh, khử trùng và gây tê vùng rìa hậu môn.
- Sau đó, bác sĩ dùng kính soi nhìn rõ trĩ nội và tiêm thuốc vào phần dưới niêm mạc trĩ nội. Liều lượng thuốc tiêm sẽ được bác sĩ chỉ định căn cứ vào độ lớn của búi trĩ.
- Cuối cùng là rút kim và dùng băng gạc hoặc bông gòn để cầm máu cho bệnh nhân.
Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi và tránh các hoạt động nặng, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng.
Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi chích xơ búi trĩ
Những nguy cơ người bệnh có thể gặp phải khi áp dụng thủ thuật chích xơ búi trĩ như:
- Đau nhức trực tràng kèm theo sốt cao.
- Phản ứng với thuốc tiêm dẫn đến biểu hiện nhợt nhạt, tím tái.
- Chảy máu nhiều, khó cầm máu.
- Người bị trĩ độ 3 thường bị kích thích đại tiện liên tục khi chích xơ.
- Biến chứng nhiễm trùng.
- Một số biến chứng khác có thể gặp như áp xe niêm mạc tại chỗ chích xơ, tiểu ra máu, áp xe tuyến tiền liệt,…
Những lưu ý sau khi chích xơ búi trĩ
Để tránh các biến chứng người bệnh nên lưu ý:
- Vận động nhẹ nhàng và hạn chế đi đại tiện 1 ngày sau khi thực hiện thủ thuật.
- Nên nghỉ ngơi 15 -30 phút sau tiêm rồi mới hoạt động
- Vệ sinh nhẹ nhàng và sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm rồi dùng khăn mềm thấm khô sau khi đại tiện
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ mềm… để dễ tiêu hóa và tránh táo bón.
- Nếu bị táo bón, bệnh nhân nên uống thuốc nhuận tràng để tránh tình trạng rặn khi đại tiện.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- 6 tuần sau khi chích xơ búi trĩ người bệnh nên tái khám.
- Sử dụng BoniVein + của Mỹ để phòng ngừa tái phát. BoniVein + với các thành phần từ thảo dược giúp làm bền tĩnh mạch hậu môn trực tràng, tác động vào tận gốc nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, từ đó giúp phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. Ngoài ra, BoniVein + giúp giảm tình trạng sưng, đau rát, chảy máu búi trĩ và giúp co nhỏ kích thước búi trĩ.
Sản phẩm BoniVein + của Mỹ
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp chích xơ búi trĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Người bệnh trĩ nên tập thể dục như thế nào?
- Búi trĩ có mủ do đâu? Làm thế nào để phòng ngừa?