Tone nhạc là gì? Tại sao bạn cần phải xác định tone giọng bản nhạc trước khi chơi nhạc cụ hay thực hiện một bài hát? Cùng theo dõi Minh Phụng trong bài viết dưới đây để biết cách xác định tone nhạc sao cho đúng nhé!
Tone nhạc là gì?
Tone nhạc được hiểu là giọng của bản nhạc, được quy ước là độ cao của một điệu thức cụ thể nào đó. Tùy vào từng bản nhạc mà chúng có thể có tone giọng vui tươi hoặc trầm ấm, nhẹ nhàng,… Người ta quy ước 30 loại giọng khác nhau được xếp theo từng cặp giọng thứ và giọng trưởng song song, bao gồm:
- Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)
- Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)
- Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)
- La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)
- Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)
- Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)
- Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)
- Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)
- Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)
- Si (giáng) Trưởng (Bb) và Sol thứ (Gm)
- Mi (giáng) Trưởng (Eb) và Đô thứ (Cm)
- La (giáng) Trưởng (Ab) và Fa thứ (Fm)
- Rê (giáng) Trưởng (Db) và Si (giáng) thứ (Bbm)
- Sol (giáng) Trưởng (Gb) và Mi (giáng) thứ (Ebm)
- Đô (giáng) Trưởng (Cb) và La (giáng) thứ (Abm)
Lưu ý: Thứ tự các dấu hóa xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt là:
- Thăng (#): Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si
- Giáng (b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa
Những khái niệm bạn nên biết
Âm vực
Âm vực là khoảng cách từ âm thanh thấp nhất đến âm thanh cao nhất mà giọng hát một người có thể đạt được. Nếu khoảng cách quãng đường ta đo được bằng km thì trong giọng hát chúng ta sẽ đo âm vực của mỗi người bằng quãng. Trong thanh nhạc hiện đại, âm vực cũng được dùng để xác định và phân loại giọng hát.
Âm vực của bài hát
Mỗi bài hát đều có âm vực riêng của nó. Một bài hát viết cho trẻ con thì thường chỉ có 1 bát độ. Ngoại trừ nhạc kịch Opera. Các bản nhạc phổ thông, nhạc trẻ, nhạc thính phòng v.v… thường có âm vực khoảng âm dưới 2 bát độ (24 bán cung).
Các thể loại như nhạc Trữ tình có dưới 20 bán cung, thấp nhất có lẽ là 17 bán cung. Các nhạc sỹ viết loại nhạc phổ thông cho giọng Nữ thường viết cao nhất từ nốt D4 ở dòng kẽ thứ 4 viết xuống. Đối với giọng Nam, nốt cao nhất từ nốt E4 nằm ở khe thứ 4 lên đến nốt G4.
Những bài hát được viết nốt trên 5 dòng kẽ ở khóa Sol thực tế chỉ nằm ở âm vực bát độ 3 và 4, nếu viết đúng bát độ 5 thì các nốt nhạc sẽ không nằm trong 5 dòng kẽ… Vì thế khi viết nhạc phổ thông cho giọng Nữ hát chỉ viết đến nốt D4 và khi hát ca sỹ Nữ sẽ hát trên 1 bát độ…
Âm vực của người hát
Âm vực của người hát được chia làm 2 giọng Nam và Nữ. Lí do vì âm vực Nữ cao hơn âm vực Nam khoảng hơn 1 bát độ. Rồi âm vực Nam và Nữ lại được phân thành nhiều giọng khác nhau… Điển hình là giọng Trầm, Trung và Cao.
Từ đây ta có thể gom gọn âm vực của tất cả các giọng Nam khoảng từ E2 đến G4. Ví dụ như giọng ca sỹ Ngọc Hạ đến D5.
Cách xác định tone của một bài hát
Xác định tone nhạc của 1 bài hát nghĩa là bạn sẽ chọn ra nốt chính trong toàn bộ ca khúc cùng thuộc một giai điệu âm thanh. Việc này sẽ giúp việc đệm hát dễ dàng hơn, phù hợp và hay hơn.
- Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.
- Một số yếu tố sau có thể dựa vào để giúp bạn xác định tone nhạc của bản nhạc:
- Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát.
- Ô nhịp mở đầu và ô nhịp kết thúc của bản nhạc, không tính nhịp lấy đà. Các ô nhịp này thường là âm chính của giọng trong bài hát.
- Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm để đệm hát thì sẽ rất dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều được kết thúc bằng hợp âm chủ.
- Giọng chính của bài hát thường là giọng La thứ hoặc Son trưởng,….
- Lắng nghe âm giai và tìm những nốt nhạc tương ứng với âm giai rồi suy ra hợp âm chủ của bài và cứ như vậy đánh theo quy luật vòng hòa âm.
- Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.
Một số lời khuyên dành cho bạn
– Để có một tone giọng hay, bạn cần kiên trì luyên tập kỹ thuật luyện thanh như Lấy hơi, ghìm hơi, đẩy hơi, ngân, rung, phát âm… và luyện tập các bài xướng âm để phát triển âm vực của mình.
– Bạn có thể luyện tập âm vực theo cách sau: Ban đầu hát nhỏ, sau đó to dần, đừng gắng sức quá mức (có thể là hư giọng). Kiên trì tập luyện trong thời gian dài như vậy, âm vực của bạn sẽ được mở rộng dần, thêm được 1-1,5 cung.
– Tùy theo Tone và chất giọng của mình để chọn những bản nhạc phù hợp bạn nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm đến các lớp thanh nhạc để phát triển các kỹ năng âm nhạc của bản thân.