Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh mà khá nhiều người mắc phải. Mặc dù việc kê đơn thuốc và liều lượng phải dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân và chỉ định điều trị của bác sĩ, nhưng bệnh nhân cũng cần nắm rõ công dụng, chống chỉ định và tác dụng phụ của từng nhóm thuốc.
Khi nào người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát khỏi vị trí bình thường và gây áp lực lên dây thần kinh và tủy sống. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội cùng với các triệu chứng khác.
Khi xảy ra hiện tượng này người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và được chẩn đoán chính xác bệnh. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất tùy theo tình trạng bệnh lý, thể trạng của mỗi người và mục đích điều trị. Các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu và được kết hợp với các phương pháp khác để mang lại hiệu quả cho người bệnh.
Top 6 loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay
Dưới đây là một vài thông tin liên quan đến các loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, mời các bạn tham khảo:
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là một trong những loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng rộng rãi nhất. Thuốc này được chỉ định cho những cơn đau nhẹ đến trung bình. Đối với các trường hợp có dấu hiệu viêm thì sẽ không được chỉ định sử dụng vì trong thuốc không có khả năng chống viêm.
- Thuốc phổ biến: Paracetamol.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần của thuốc, bệnh nhân tim mạch, phổi, suy gan nặng, thiếu máu.
- Tác dụng phụ: Gan, thận, dạ dày bị ảnh hưởng.
Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID)
Bác sĩ cũng có thể chỉ định NSAID để điều trị thoát vị đĩa đệm. Thuốc này được sử dụng cho những cơn đau không được cải thiện bằng các loại thuốc giảm đau thông thường. Thuốc có tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm ở vùng đĩa đệm. Cũng như các loại thuốc khác, bệnh nhân không nên dùng quá liều vì các biến chứng của việc này có thể bao gồm viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và suy giảm thị lực.
- Một vài loại thuốc phổ biến: Naproxen, Ibuprofen.
- Chống chỉ định: Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc, bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng, loét dạ dày tá tràng, suy tim, bà bầu mang thai 3 tháng cuối.
- Tác dụng phụ: Suy thận, suy hô hấp, suy gan, viêm loét dạ dày tá tràng…
Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)
Bác sĩ có thể kê toa thuốc này cho cơn đau từ trung bình đến nặng. Loại thuốc này có thể được sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, do đặc tính gây nghiện nên thuốc thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, trong trường hợp các loại thuốc khác không cải thiện đáng kể cơn đau.
- Các loại thuốc thông dụng: Morphine, Codeine.
- Chống chỉ định: Người bị mẫn cảm với một vài thành phần của thuốc, bệnh nhân đang mắc các loại bệnh như suy gan nặng, suy hô hấp nặng, động kinh.
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, táo bón…
Thuốc giảm đau thần kinh chữa thoát vị đĩa đệm
Thuốc này được sử dụng khi thoát vị đĩa đệm đè lên dây thần kinh tọa. Loại thuốc giảm đau thần kinh này sẽ giúp hạn chế tình trạng đau ở dây thần kinh.
- Các loại thuốc thường dùng: Pregabalin, Gabapentin.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với một vài thành phần của thuốc, những người không dung nạp, kém hấp thụ glucose và galactose, bệnh nhân suy thận, tiểu đường, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ…
Thuốc giãn cơ
Loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm này có thể làm giảm sự khó chịu, đau nhức vì công dụng giúp giảm sự co cơ. Thuốc giãn cơ thường được kê đơn khi đĩa đệm bị thoát vị gây co thắt cơ.
- Các loại thuốc thường dùng: Diazepam, Metaxalone.
- Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bệnh nhân bị bệnh nhược cơ nặng.
- Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ, ảnh hưởng đến chức năng gan thận…
Thuốc tăng tái tạo bao myelin
Thuốc có thể được sử dụng như một trong những loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm L4 L5. Bởi vì thuốc ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép bởi nhân nhầy của đĩa đệm. Thuốc này giúp tái tạo myelin, lớp vỏ bao quanh và bảo vệ các sợi thần kinh.
Chống chỉ định với người bị dị ứng với thành phần nào của thuốc, người mắc phải các bệnh như động kinh, co thắt cơ và phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc để điều trị thoát vị đĩa đệm
Để đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất thì người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Chỉ sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng và bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng để tránh tình trạng tương tác thuốc.
- Hãy hỏi kĩ bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc, đặc biệt đối với những người phải vận hành máy móc, điều khiển phương tiện giao thông.
- Thông báo cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi dùng thuốc này.
- Lên lịch tái khám để theo dõi thường xuyên hiệu quả của thuốc.
- Xây dựng một chế độ ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho xương khớp. Tập thể dục thường xuyên tùy theo tình trạng thể chất của bạn. Tuy nhiên, trong những ngày bị đau dữ dội, người bệnh nên nghỉ ngơi từ 1 đến 2 ngày, hạn chế bê vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột.
Ngoài ra, việc bổ sung thực phẩm chức năng để hỗ trợ quá trình chữa trị thoát vị đĩa đệm là một biện pháp quan trọng nhằm giảm đau một cách an toàn và bền vững, cải thiện tình trạng bệnh và đóng góp vào việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của hệ xương khớp trong cơ thể.
Cốt Thoái Vương với các thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giúp bổ sung dưỡng chất cho xương khớp thêm chắc khỏe. Đặc biệt, các thành phần của sản phẩm đều chiết xuất từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Trên đây là danh sách của những loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn có những kiến thức cơ bản về các loại thuốc và có những lựa chọn đem lại hiệu quả sức khỏe tốt nhất.