Canxi là vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những năm đầu đời. Vì vậy, việc trang bị cho bản thân kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi và cách bổ sung an toàn là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh không thể bỏ qua.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi là gì?
Vai trò của canxi với trẻ nhỏ
Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1,5-2% trọng lượng cơ thể nhưng canxi lại đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng. Cụ thể:
- Là thành phần chính cấu tạo nên xương (canxi chiếm khoảng 70%) và răng.
- Giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
- Dẫn truyền xung động thần kinh.
- Tham gia vào quá trình đông máu, chức năng co cơ.
Chính vì vậy, việc bổ sung canxi để đảm bảo nhu cầu của cơ thể là cần thiết, đặc biệt với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển.
Nguyên nhân nào khiến trẻ thiếu canxi?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số nguyên nhân gây thiếu canxi ở trẻ có thể kể đến như:
- Do chế độ ăn uống thiếu canxi của mẹ trong quá trình mang thai hoặc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
- Trong khi sinh, trẻ bị ngạt hoặc thiếu oxy.
- Cơ thể trẻ thiếu vitamin D.
- Trẻ không được bú mẹ hay uống sữa đầy đủ.
- Trẻ biếng ăn, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trong đó có canxi.
Biểu hiện của trẻ thiếu canxi
Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ thiếu canxi mà cha mẹ cần lưu tâm:
Đổ mồ hôi đêm
Khi thiếu canxi, trẻ hay ra nhiều mồ hôi ở trán, cổ, lưng, gáy… Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, khiến trẻ dễ bị ốm sốt do mất nước hoặc nhiễm lạnh vì mồ hôi thấm ướt quần áo.
Trẻ hay quấy khóc, giật mình về đêm
Canxi giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Ở trẻ nhỏ thiếu hụt vi chất này, vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn. Điều đó khiến trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình tỉnh giấc, khóc đêm.
Trẻ hay khóc đêm có thể là do thiếu canxi
Rụng tóc vành khăn
Đây là dấu hiệu trẻ thiếu canxi mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Tóc phía sau gáy của trẻ mọc ít hoặc không mọc, tạo thành khoảng trống da đầu hình vành khăn. Nguyên nhân gây ra là do cơ thể trẻ thiếu vitamin D – chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi, gây rối loạn chuyển hóa canxi.
Đau mỏi chân tay, xương khớp biến dạng
Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ canxi, khung xương sẽ yếu đi, không nâng đỡ được cơ thể. Điều này khiến trẻ thường cảm thấy đau mỏi chân tay, đặc biệt là ở vùng quanh ống đồng, bàn chân. Một số trẻ còn xuất hiện thêm tình trạng chuột rút.
Ngoài ra, chân của trẻ có thể biến dạng: Cong chữ O hoặc xòe chữ X…
Thóp lâu liền
Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ. Thông thường sau khoảng 12-18 tháng tuổi, thóp của trẻ sẽ khép kín, liền lại. Còn ở những trẻ thiếu canxi, vùng thóp của chúng lâu liền, đầu to bất thường, trong khi người lại còi xương, suy dinh dưỡng.
Răng mọc chậm
Nếu cha mẹ thấy răng của con mình mọc chậm, mọc lệch, không thành hàng, lỏng lẻo, dễ rụng thì rất có thể là do con đang bị thiếu canxi, cần bổ sung ngay nhé.
Trẻ dễ bị ọc sữa, hay nấc cụt
Việc thiếu hụt canxi có thể gây ra hiện tượng co thắt thanh quản. Lúc này, trẻ thường khó thở, co thắt dạ dày, dẫn đến nấc cục, dễ bị ọc sữa và nôn trớ.
Khi thiếu canxi, trẻ dễ bị ọc sữa
Giảm khả năng nhận thức
Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho việc dẫn truyền tín hiệu của hệ thần kinh. Đó là lý do vì sao những đứa trẻ thiếu canxi thường nhận thức chậm, phản xạ kém, không linh hoạt như bạn bè cùng trang lứa.
Khi thấy con mình có một hoặc nhiều biểu hiện trên, cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng khắc phục kịp thời.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ thiếu canxi?
Lượng canxi bổ sung cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Đầu tiên, các bậc phụ huynh cần phải biết lượng canxi cần thiết với bé ở từng lứa tuổi là bao nhiêu để tránh tình trạng thiếu hoặc dư thừa vi chất cho trẻ nhé.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), lượng canxi cần cho trẻ nhỏ là:
- Dưới 6 tháng tuổi: 300 mg/ngày
- Từ 7 – 12 tháng tuổi: 400 mg/ngày
- Từ 1 – 3 tuổi: 500 mg/ngày
- Từ 4 – 6 tuổi: 600 mg/ngày
- Từ 7 – 9 tuổi: 700 mg/ngày
- Từ 10-11 tuổi: 1000 mg/ngày
- Từ 11 tuổi trở lên: 1200 mg /ngày
Bổ sung canxi cho trẻ bằng những cách nào?
Khi con bú mẹ, canxi từ mẹ sẽ được chuyển qua sữa sang con. Vì thế, các bà mẹ cần đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường những thực phẩm giàu canxi. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh cho con bú cần khoảng 1000mg canxi/ngày.
Như đã tìm hiểu ở trên, vitamin D có vai trò quan trọng giúp trẻ tăng hấp thu canxi. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ phơi nắng, tham gia hoạt động ngoài trời. Điều này vừa giúp trẻ tăng canxi vừa tăng cường sức đề kháng, giúp con khỏe mạnh.
Khuyến khích trẻ tắm nắng, vận động ngoài trời
Cha mẹ nên cho trẻ tăng cường ăn hải sản như tôm, cua, cá, sò… hay các loại rau như rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… Chúng là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong đó có canxi.
Ngoài ra, sữa cũng là một nguồn cung cấp canxi dồi dào cho con mà cha mẹ không nên bỏ qua.
Trong trường hợp trẻ biếng ăn thì cha mẹ cho con dùng thêm BoniKiddy Của Mỹ. Không chỉ giúp con ăn ngoan, sản phẩm này còn giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ ốm vặt cho trẻ nhỏ.
Trong trường hợp trẻ thiếu canxi trầm trọng, cha mẹ cần bổ sung canxi bằng thuốc cho con theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý cha mẹ tuyệt đối không tự mua thuốc cho con dùng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bậc cha mẹ biết thêm thông tin về tình trạng trẻ thiếu canxi. Nếu có bất kỳ vấn đề nào băn khoăn về sức khỏe của bé, đừng ngần ngại, hãy nhấc máy gọi lên số hotline 18001044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Hiểu đúng về sữa cao năng lượng để tránh dùng sai cho bé
- 7 cách tăng sức đề kháng cho trẻ lúc giao mùa