Triệt lông tay vĩnh viễn – giải pháp hiệu quả được nhiều người ưa chuộng để khắc phục tình trạng lông tay dày, cứng, mang lại làn da mịn màng, sạch sẽ. Trên thị trường hiện nay có nhiều phương pháp triệt lông tay vĩnh viễn, nhưng có 3 cách được bác sĩ đánh giá cao và khuyên dùng. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để có lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Vai trò của lông tay với cơ thể con người
Lông tay mảnh và có màu nhạt hơn so với vùng lông khác, có vai trò bảo vệ da khỏi các yếu tố bên ngoài như: bụi và vi khuẩn. Ngoài ra, còn góp phần duy trì cân bằng độ ẩm trên bề mặt da, điều chỉnh nhiệt độ để cơ thể đủ ấm khi thời tiết lạnh hay làm mát da khi nhiệt độ môi trường tăng lên. (1)
Triệt lông tay là gì?
Triệt lông tay là quá trình loại bỏ lông trên da tay vĩnh viễn hoặc tạm thời, được thực hiện thông qua các phương pháp như: laser, IPL, điện di hoặc waxing, cạo, tẩy,… theo cách truyền thống.
Có nên triệt lông tay không?
Có nên triệt lông tay hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, không có phương pháp nào loại bỏ lông tay vĩnh viễn. Thời gian và mức độ mọc lại của lông sẽ khác nhau tùy thuộc vào công nghệ được sử dụng và cơ địa của mỗi người. Nếu bạn chọn triệt lông tay, hãy lựa chọn bệnh viện da liễu uy tín để đảm bảo an toàn.
Khi nào nên lựa chọn triệt lông tay?
Một số yếu tố bạn nên cân nhắc:
- Nếu bạn thích làm đẹp và muốn có làn da tay mịn màng, triệt lông tay là một lựa chọn tốt cho bạn.
- Nếu lông tay mọc nhanh và dày, triệt lông tay giúp giải quyết vấn đề này. Nhưng nếu lông tay không gây ra bất kỳ phiền toái nào hoặc ảnh hưởng đến sự tự tin, bạn không cần triệt.
- Triệt lông tay mang lại kết quả lâu dài hơn so với các phương pháp tạm thời như waxing hoặc cạo lông.
Tác hại triệt lông tay có thể gặp
Triệt lông tay không phải lúc nào cũng an toàn và có thể gây ra một số biến chứng nếu không thực hiện đúng cách như sau:
- Da trở nên đỏ và kích ứng sau khi triệt lông, đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm.
- Khô và bong tróc da tay sau khi triệt.
- Nếu lựa chọn các công nghệ triệt lông sử dụng mức năng lượng cao không phù hợp với tuýp da, da có thể bị phỏng sau khi triệt.
- Các phương pháp triệt lông tay truyền thông như: wax, tẩy, cạo có thể để lại viêm nang lông, viêm da tiếp xúc dị ứng.
Ai nên và không nên triệt lông tay vĩnh viễn
1. Người nên cân nhắc triệt lông tay
- Người mong muốn có làn da tay mịn màng, không lông.
- Người lông tay mọc dày và nhanh.
- Người muốn giảm bớt thời gian và công sức hàng ngày cho việc loại bỏ lông.
2. Trường hợp không nên triệt lông tay
- Người da nhạy cảm hoặc đang gặp phải các vấn đề về da như: viêm, trầy xước, vết thương hở hoặc cháy nắng.
- Những ai không cảm thấy lông tay là một vấn đề lớn hoặc ảnh hưởng đến sự tự tin của họ.
- Phụ nữ có thai.
Triệt lông tay xong bị ngứa có sao không?
Ngứa sau khi triệt lông là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Dù gây bất tiện trong một thời gian nhất định, nhưng ngứa không gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở nhiều người, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Da nhạy cảm: Da có thể trở nên nhạy cảm sau khi điều trị bằng laser, dẫn đến tình trạng ngứa xảy ra như tác dụng phụ của triệt lông.
- Phù nề tại nang lông: Đây là tác dụng phụ thường gặp của triệt lông bằng laser do các nang lông sưng phù nhẹ, có khả năng gây ngứa.
- Mọc lại: Khi các nang tóc vùng điều trị rụng đi, quá trình mọc lại đôi khi có thể gây ngứa.
- Khô da: Triệt lông bằng laser có thể tạm thời làm khô da, dẫn đến ngứa.
- Lông mọc ngược: Trong một số trường hợp, việc điều trị bằng laser có thể dẫn đến lông mọc ngược, có thể gây ngứa khi chúng mọc dài ra.
Để giảm bớt ngứa, rát da tay, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc như: bổ sung vitamin, sử dụng kem dưỡng da chuyên dụng để hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi triệt lông. Nếu ngứa nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên thăm khám với bác sĩ Da Liễu để có phương án điều trị phù hợp.
Phương pháp triệt lông tay vĩnh viễn nào hiệu quả hiện nay?
3 phương pháp triệt lông tay vĩnh viễn được bác sĩ khuyên dùng nhất hiện nay:
1. Laser và ánh sáng xung cường độ cao (IPL)
Laser và ánh sáng xung cường độ cao — Phương pháp điều trị triệt lông bằng quang học có thể được sử dụng để giảm lông mọc thông qua nguyên lý ly giải quang nhiệt chọn lọc.
Cơ chế của phương pháp này đến từ việc bước sóng của ánh sáng/laser được hấp thu chọn lọc bởi melanin ở hành nang lông, từ đó phá hủy sợi lông và có tác dụng triệt lông. Các loại laser bao gồm laser ruby (694 nm), laser diode (800 nm), laser alexandrite (795 nm), laser Nd Yag (1064 nm). Hiệu quả của phương pháp này mang lại làn da ít lông hơn, lông thưa và mỏng hơn.
Sợi lông càng tối màu đạt được hiệu quả cao (đen> nâu> xám, đỏ hoặc vàng> trắng), trong khi nguy cơ bỏng và thay đổi sắc tố da tăng lên ở làn da sẫm màu. Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây trong công nghệ laser đã mang đến cho những người có làn da sẫm màu những lựa chọn tốt hơn để triệt lông một cách an toàn.
2. Thiết bị laser và ánh sáng cầm tay
Nhiều thiết bị sử dụng tại nhà đã được sử dụng để điều trị triệt lông. Các thiết bị khác nhau sử dụng các công nghệ khác nhau như laser diode bước sóng 808nm ánh sáng xung cường độ cao (IPL-FL) hoặc kết hợp ánh sáng xung cường độ cao (IPL-RF) và sóng vô tuyến (RF).
Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá về các thiết bị cầm tay còn hạn chế và hiệu quả mang lại còn khiêm tốn. Chi phí thấp của các thiết bị laser và ánh sáng cầm tay trong triệt lông sử dụng tại nhà khiến chúng trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho nhiều bệnh nhân.
3. Điện phân (Electrolysis)
Điện phân được thực hiện bằng cách đưa một cây kim mỏng vào vị trí nang lông và từ đó đưa vào dòng điện một chiều, phá hủy các tế bào phân chia nhanh ở chất nền và nang lông. Phương pháp điện phân có hiệu quả làm giảm số lượng tóc. Khi dùng phương pháp đúng kỹ thuật, sau 6 tháng duy trì hiệu quả triệt lông, sợi lông bắt đầu mọc lại từ 15-25%.
Tuy nhiên, phương pháp này phù hợp cho vùng mọc lông diện tích nhỏ và trong quá trình điều trị có cảm giác đau. Thuốc tê thoa có thể được sử dụng để giảm đau trước khi thực hiện thủ thuật triệt lông bằng kỹ thuật điện phân ở vùng nhạy cảm.
>> Có thể bạn quan tâm: Triệt lông chân vĩnh viễn là gì? 4 cách được ưa chuộng hiện nay
Quy trình triệt lông tay chuẩn y khoa
Quy trình triệt lông tay chuẩn y khoa gồm các bước sau:
- Khám và tư vấn tình trạng da: Bác sĩ đánh giá da và mật độ lông trên tay của bạn để chọn phương pháp triệt lông phù hợp.
- Vệ sinh vùng da cần triệt lông: Kỹ thuật viên sẽ làm sạch vùng da trước khi tiến hành triệt lông.
- Thoa gel lạnh lên da: Để bảo vệ da khỏi kích ứng, bác sĩ tiến hành thoa một lớp gel lạnh lên da.
- Chạy máy triệt lông trên da tay: Bác sĩ thiết lập các thông số cần thiết, điều chỉnh năng lượng phù hợp với da và bắt đầu chạy máy triệt lông tay.
- Lau sạch gel lạnh trên da: Sau khi hoàn tất quá trình triệt lông, lau sạch gel lạnh bằng khăn mềm.
- Thoa kem dưỡng ẩm làm dịu da: Thoa kem dưỡng ẩm lên da rất quan trọng trong quy trình triệt lông tay để giúp da đủ ẩm tránh làm khô, gây viêm da.
Lưu ý cần biết trước khi triệt lông tay
4 lưu ý bạn cần biết trước khi triệt lông tay:
1. Không wax hoặc nhổ lông
Cần chú ý không nên nhổ hoặc tẩy lông tại nhà ít nhất 1 tuần trước khi triệt, đặc biệt tuyệt đối không nhổ lông trong vòng 24 giờ trước khi triệt. Điều này sẽ loại bỏ các gốc lông và làm giảm hiệu quả của quá trình triệt lông tay.
2. Tình trạng da
Bạn chỉ nên thực hiện triệt lông tay khi da đang khỏe mạnh. Nếu bạn đang gặp các bệnh về da hay có hồng ban hoặc ngứa, khó chịu cần tránh mọi hình thức triệt lông. Nguyên nhân do ánh sáng và tia laser có thể kích thích và gây nặng hơn tình trạng viêm có sẵn của da.
3. Lựa chọn phương pháp triệt lông tay phù hợp
Hiện nay, có nhiều phương pháp triệt lông vĩnh viễn khác nhau như công nghệ triệt lông Diode Laser, Alexandrite 755nm, ND Yag xung dài hoặc IPL. Bạn cần tìm hiểu kỹ để chọn ra phương pháp phù hợp với mình.
4. Chọn bệnh viện da liễu – thẩm mỹ da uy tín
Bạn nên lựa chọn các bệnh viện da liễu – thẩm mỹ da uy tín, được Bộ Y tế cấp phép, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để thực hiện triệt lông tay một cách an toàn và hiệu quả.
Một số câu hỏi liên quan
Các câu hỏi về triệt lông tay vĩnh viễn nhiều người thắc mắc được bác sĩ giải đáp như sau:
1. Sau triệt lông tay vĩnh viễn chăm sóc như thế nào?
Da trở nên nhạy cảm sau khi triệt lông tay. Các sản phẩm chăm sóc da như: sữa tắm, nước hoa, lăn khử mùi có chứa hóa chất, gây tổn thương cho da. Vì vậy, bạn nên tránh sử dụng mỹ phẩm trong ít nhất 3 ngày sau triệt.
Dưỡng ẩm sau khi triệt lông tay rất quan trọng, đặc biệt với người có da nhạy cảm. Sau mỗi lần, hãy thoa kem dưỡng ẩm lành tính lên da để giữ ẩm, làm da mềm mịn. Ưu tiên chọn loại kem không gây bít tắc lỗ chân lông.
Sau khi triệt lông tay, da nhạy cảm hơn. Do đó, hạn chế ra ngoài khi trời nắng, sử dụng kem chống nắng SPF >30, mặc đồ dài tay, đeo găng tay để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
2. Triệt lông tay vĩnh viễn hết bao nhiêu tiền?
Chi phí triệt lông tay vĩnh viễn có thể thay đổi dựa trên một số yếu tố như: công nghệ áp dụng, bệnh viện lựa chọn, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao,… Hiện nay, giá triệt lông tay dao động khoảng khoảng từ 1.500.000 – 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, để có thông tin chính xác nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn chính xác về mức giá.
3. Triệt lông tay vĩnh viễn ở đâu uy tín?
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM áp dụng công nghệ triệt lông tay vĩnh viễn bằng Diode laser tiên tiến và an toàn, với 5 chế độ điều trị phù hợp cho từng loại da. Công nghệ làm mát giúp giảm cảm giác nóng rát, mang lại trải nghiệm không đau.
Tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM sử dụng vật tư, trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu từ EU – Mỹ, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận. Bệnh viện còn quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm cao thực hiện trực tiếp cho quý khách hàng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã tìm ra phương pháp triệt lông tay vĩnh viễn phù hợp cho mình. Trước khi tiến hành triệt, bạn cần chú ý không wax hay nhổ lông và đảm bảo da đang khỏe mạnh. Ngoài ra, sau khi triệt lông, cần tuân thủ chăm sóc da theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.