Ung thư dạ dày là một loại ung thư thường gặp trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề: “ung thư dạ dày sống được bao lâu?”, cũng như dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh này nhé!
Ung thư dạ dày sống được bao lâu? Nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày sớm?
Ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày xảy ra khi một số tế bào của cơ quan này bị thay đổi cấu trúc, từ đó tăng sinh và phát triển một cách mất kiểm soát. Chúng không còn tuân theo sự điều khiển của cơ thể và phân chia liên tục, tạo ra những khối u ác tính bên trong dạ dày.
Ung thư dạ dày được coi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trong số các bệnh ung thư. Bệnh phát triển qua 5 giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần, theo đó cơ hội sống của người bệnh cũng giảm dần đi.
Ung thư dạ dày giai đoạn 0 sống được bao lâu?
Ở giai đoạn 0, các tế bào ung thư chỉ vừa mới xuất hiện trên bề mặt niêm mạc, hoặc trong niêm mạc. Nếu được phát hiện trong giai đoạn này, tất cả người bệnh đều có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, số người được chẩn đoán ở giai đoạn này rất hiếm hoi.
Ung thư dạ dày giai đoạn 1 sống được bao lâu?
Giai đoạn 1 của ung thư được chia thành 1A và 1B, theo đó:
- Ở giai đoạn 1A, các tế bào ung thư đã phân chia nhiều hơn, nhưng chưa ảnh hưởng đến lớp cơ chính của thành dạ dày hay hạch bạch huyết. Người bệnh được điều trị tại thời điểm này có tỷ lệ sống trên 5 năm vào khoảng 71%.
- Ở giai đoạn 1B, các tế bào ung thư đã bắt đầu chạm đến 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận, hoặc đã đi vào lớp cơ thành dạ dày. Tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh ở giai đoạn 1B là khoảng 57%.
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Giai đoạn 2 cũng được chia thành 2A và 2B, theo đó:
- Giai đoạn 2A được xác định khi có từ 3 – 6 hạch bạch huyết đã bị ảnh hưởng, hoặc tế bào ung thư đã chạm đến lớp cơ chính của thành dạ dày cùng với 1 – 2 hạch gần nhất.
Hoặc, các hạch bạch huyết chưa bị ảnh hưởng, nhưng tế bào ung thư đã đi qua phần cơ thành và tiến vào vào lớp dưới thanh mạc. Khi người bệnh được điều trị trong giai đoạn này, tỷ lệ sống 5 năm sẽ rơi vào khoảng 46%.
- Giai đoạn 2B: Người bệnh có tỷ lệ sống 5 năm vào khoảng 33%. Giai đoạn này được xác định với 4 trường hợp là:
- Tế bào ung thư hiện diện ở tối thiểu 7 hạch, nhưng lớp cơ chính của thành dạ dày chưa bị ảnh hưởng.
- Lớp cơ chính đã bị ảnh hưởng và tế bào ung thư hiện diện ở 3 – 6 hạch bạch huyết.
- Cả lớp cơ chính và lớp dưới thanh mạc, cùng với 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận đều đã bị tấn công bởi tế bào ung thư.
- Tế bào ung thư chưa ảnh hưởng đến hạch bạch huyết, nhưng đã đi sâu vào đến thanh mạc.
Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày giai đoạn 3 được chia thành 3 phân đoạn nhỏ hơn, với tiên lượng điều trị và thời gian sống của người bệnh đều giảm dần.
- Giai đoạn 3A: Tỷ lệ sống 5 năm của người bệnh ung thư dạ dày chỉ khoảng 20%. Giai đoạn 3A được xác định khi có 1 trong 3 điều kiện sau:
- Tế bào ung thư đã ảnh hưởng tới phần cơ chính của thành dạ dày và tối thiểu 7 hạch bạch huyết gần đó.
- Khối u phát triển sâu vào lớp dưới thanh mạc và ảnh hưởng tới 3 – 6 hạch lân cận.
- Khối u đã di chuyển vào lớp thanh mạc, cùng với 1 – 2 hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3B: Khi được điều trị tích cực, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh sẽ vào khoảng 14%. Giai đoạn này được xác định trong các trường hợp sau:
- Tế bào ung thư xuất hiện ở tối thiểu 7 hạch bạch huyết, nhưng chưa tác động đến phần thanh mạc.
- Khối u đã tiến vào lớp thanh mạc và ảnh hưởng đến 3 – 6 hạch bạch huyết.
- Khối u đã xuyên qua thanh mạc và di căn đến một số cơ quan gần đó, bao gồm: lá lách, gan, tụy, ruột non hoặc các mạch máu lớn, đồng thời có thể tìm thấy ở 1 – 2 hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 3C: Tỷ lệ sống 5 năm của ung thư dạ dày chỉ còn khoảng 9%. Giai đoạn này được nhận diện khi có 1 hoặc các dấu hiệu sau:
- Lớp thanh mạc và ít nhất 7 hạch bạch huyết đều bị ảnh hưởng bởi khối u ác tính.
- Các cơ quan gần dạ dày đã bị xâm lấn và tế bào ung thư có mặt tại ít nhất 3 hạch bạch huyết.
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tại giai đoạn cuối của ung thư dạ dày, các tế bào ung thư đã di căn phổi, di căn xương,… cùng nhiều cơ quan khác. Lúc này, cho dù có được chăm sóc tích cực và đáp ứng với điều trị, thì tỷ lệ sống được 5 năm của người bệnh cũng chỉ có khoảng 4%.
Như vậy, càng về các giai đoạn sau, cơ hội sống sót của người bệnh ung thư dạ dày sẽ ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy, phát hiện sớm chính là cánh cửa duy nhất để người bệnh kéo dài được sự sống. Để làm được điều này, người bệnh cần phải nhận biết được những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Giai đoạn cuối ung thư dạ dày có tỷ lệ sống rất thấp
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu là gì?
Ung thư dạ dày sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào việc bạn có nhận ra được những dấu hiệu ban đầu này hay không.
- Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, dù không thực hiện ăn kiêng hay tập để giảm cân.
- Đau bụng bất thường thành từng đợt ở thượng vị, đau khi đói hoặc cả sau bữa ăn.
- Thỉnh thoảng cảm thấy buồn nôn và nôn .
- Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.
- Có thể bị đầy bụng, khó chịu sau khi ăn.
- Đi ngoài phân đen giống với người bệnh viêm loét dạ dày.
Có thể thấy, các dấu hiệu trên rất giống với các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Chính vì vậy, khi nhận thấy sự bất thường, người bệnh nên đi khám ngay, càng sớm càng tốt.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho quý độc giả về vấn đề “ung thư dạ dày sống được bao lâu?”. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Ung thư tuyến giáp thể nhú – Những điều mà bạn cần biết!
- Ung thư trực tràng và trĩ – Đừng nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này!