Bài viết sau đây được biên soạn với mục tiêu giúp bạn đọc nắm được thông tin cơ bản và quan trọng về bệnh ung thư vòm họng như:
Ung thư vòm họng là gì?
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh có chữa khỏi được không?
Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Có các phương pháp điều trị nào?
Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là gì?
Vòm họng là phần cao nhất của họng, ngay phía sau mũi. Ung thư vòm họng là bệnh có sự hình thành và phát triển của khối u ác tính phát sinh từ các tế bào vòm họng.
Đây là căn bệnh có tỷ lệ gặp khá cao, thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới (tỷ lệ khoảng 2-3 nam/1 nữ).
Dấu hiệu ung thư vòm họng
Sau đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vòm họng mà bạn cần cảnh giác:
- Các dấu hiệu ở mũi: Hay chảy nước mũi, ngạt hoặc tắc mũi (1 hoặc cả hai bên), chảy máu cam. Máu có thể chảy ra bên ngoài theo cửa mũi hoặc chảy xuống họng. Trong trường hợp nặng, máu sẽ chảy nhiều và khó cầm.
- Ho đờm: Người bệnh bị ho kèm theo đờm kéo dài.
- Khản tiếng do ảnh hưởng của khối u đến dây thanh quản.
- Ù tai, đau tai, giảm thính lực, nghe âm thanh có tiếng vọng.
- Có những cơn đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt hoặc vùng thái dương, chóng mặt.
- Nhìn đôi.
- Nổi hạch ở cổ, vùng sau góc hàm, khó nuốt, đau khi nuốt.
Để được chẩn đoán chính xác ung thư vòm họng, bạn cần đi khám sớm. Các kiểm tra cần làm là thăm khám lâm sàng, nội soi họng, chụp X-Quang, chụp CT, làm phản ứng huyết thanh.
Ù tai là 1 trong những dấu hiệu ung thư vòm họng
Nguyên nhân ung thư vòm họng là gì?
Hiện nay, các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng. Nhưng những yếu tố sau đây đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh này:
- Nhiễm Virus Epstein-Barr (EBV): Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người nhiễm virus Epstein – Barr thường có nguy cơ nhiễm ung thư vòm họng cao hơn.
- Nhiễm virus HPV (Human papillomavirus): Theo thống kê, HPV dương tính xảy ra ở 70% trường hợp ung thư vòm họng trên tổng số 54.000 người mắc mỗi năm tại Hoa Kỳ.
- Di truyền: Nghiên cứu cung chỉ ra rằng, ung thư vòm họng có yếu tố di truyền.
- Một số yếu tố nguy cơ khác: Hút thuốc lá, ăn thức ăn giàu các chất nitrosamine (thịt muối, thịt hun khói….), lạm dụng rượu bia.
Nhiễm HPV là 1 trong những nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng có chữa được không
Ung thư vòm họng có thể chữa khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời. Trong trường hợp này, khả năng chữa khỏi hoàn toàn có thể lên đến 90%. Còn khi đã chuyển sang các giai đoạn sau, đặc biệt là giai đoạn 4 có di căn đến các cơ quan khác và hệ thống bạch huyết thì cơ hội điều trị gần như không còn.
Tuy nhiên, các dấu hiệu ung thư vòm họng thường xuất hiện muộn. Vì vậy, tỷ lệ phát hiện bệnh sớm là rất thấp. Điều này cho thấy, vai trò quan trọng của tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là khi bạn có những yếu tố nguy cơ kể trên.
Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng có 4 giai đoạn tiến triển, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư càng cao. Tiên lượng của người bệnh được ước tính dựa trên tỷ lệ sống trên 5 năm.
- Ở giai đoạn I, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh là khoảng 72%.
- Ở giai đoạn II, cơ hội sống sau 5 năm của người bệnh còn khoảng 64%.
- Ở giai đoạn III, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh là khoảng 62%.
- Ở giai đoạn 4, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh là khoảng 38%.
Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Hiệu quả của các phương pháp điều trị ảnh hưởng nhiều đến khả năng chữa khỏi ung thư vòm họng. Hiện nay, để điều trị bệnh này có các phương pháp như sau: Hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.
Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, không tự ý bỏ thuốc để áp dụng những phương pháp như thực dưỡng, uống thuốc nam không rõ nguồn gốc… Đồng thời, bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu bởi nó cũng là yếu tố quan trọng giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh.
Xạ trị điều trị ung thư vòm họng
Cách phòng ngừa ung thư vòm họng
Để phòng ngừa ung thư vòm họng, bạn cần:
- Tiêm vắc-xin HPV để tránh lây nhiễm HPV và quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất từ môi trường làm việc độc hại, khói bụi, hạn chế dùng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày.
- Bỏ thuốc lá, kiêng rượu bia.
- Có thói quen ăn uống lành mạnh: Tránh ăn thực phẩm bẩn, ngâm tẩm hóa chất độc hại. Thực đơn hàng ngày cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng (đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và chất khoáng).
Tiêm vắc xin HPV để để phòng ngừa các bệnh do virus này gây ra, trong đó có ung thư vòm họng
Hy vọng đến đây, bạn đã có thêm thông tin về bệnh ung thư vòm họng và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Nội soi dạ dày có phát hiện ung thư không?
- Triệu chứng và cách chữa ung thư phổi giai đoạn đầu