Ý nghĩa của 10 chỉ số xét nghiệm khi khám tầm soát ung thư

 

    Khi nghi ngờ bị ung thư hoặc có các yếu tố nguy cơ, hoặc tiền sử gia đình có người mắc căn bệnh này, chúng ta nên đi tầm soát ung thư. Trong đó, các chỉ số như CEA, AFP, PSA, CA 125… có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán, sàng lọc căn bệnh này. Ở phạm vi bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của 10 chỉ số xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, cùng theo dõi nhé!

 

khám tầm soát ung thư

Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm khi khám tầm soát ung thư

 

Giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư

    Các xét nghiệm được thực hiện khi tầm soát ung thư được gọi là xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư. Nó là 1 dấu ấn sinh học (thường là protein được tạo ra bởi các mô ung thư) được phát hiện trong máu, nước tiểu và mô, phản ánh sự có mặt của 1 hoặc nhiều loại ung thư.

    Định lượng các dấu ấn ung thư kết hợp với các thăm khám khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp phát hiện ung thư, biết sự hình thành, phát triển hoặc đáp ứng với điều trị của một khối u ác tính.

    Như chúng ta đã biết, tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm thì bệnh có nhiều khả năng đáp ứng với điều trị hơn, xác suất sống sót cao hơn, chi phí điều trị ít tốn kém hơn.

    Chúng ta nên làm các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư khi:

  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư.
  • Nghi ngờ mắc các bệnh ung thư.
  • Có những yếu tố mắc ung thư như hút thuốc lá, thường xuyên hít phải khói thuốc lá, nghiện rượu, làm việc trong môi trường độc hại, sống trong khu vực bị ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, trên 50 tuổi, mắc các bệnh lý có biến chứng ung thư…

 

Người hút thuốc lá

Người hút thuốc lá nên đi tầm soát ung thư

 

    Hiện y khoa thế giới có rất nhiều xét nghiệm trong tầm soát ung thư, và sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của 10 chỉ số được sử dụng phổ biến nhất, hiệu quả nhất hiện nay.

 

Định lượng CEA trong tầm soát ung thư đại trực tràng

    CEA là một glycoprotein có ở màng bào tương của các tế bào màng nhầy bình thường đường tiêu hóa.  Giới hạn bình thường của chỉ số CEA nằm trong khoảng 0-10 ng/ml. Nó có thể tăng lên trong các ung thư thể tuyến (adenocarcinoma), đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

     CEA cũng có thể tăng trong các loại ung thư tiêu hóa khác như thực quản, dạ dày, gan, tụy, vú, buồng trứng, cổ tử cung, tuyến giáp. Chỉ số này có thể tăng không nhiều trong polyp đại tràng, viêm ruột non, viêm tuỵ, suy thận mạn.

 

Xét nghiệm CA 125 trong tầm soát ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung

    Chỉ số CA 125 huyết tương có giới hạn bình thường từ 0-35 U/ml, tăng trong ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, trong đó nó có vai trò chủ yếu trong chẩn đoán ung thư buồng trứng.

    Mức độ CA125 huyết tương tăng ở khoảng 80% số phụ nữ bị ung thư buồng trứng và nồng độ chất này tăng tỷ lệ với tiến trình của bệnh. Chỉ số này cũng có sự liên quan đến kích thước khối u: Mức độ CA-125 có thể bình thường khi khối u nhỏ còn nhỏ (<1cm), mức độ > 65U/ mL thường gặp khi khối u lớn > 2cm.

 

Xét nghiệm CA 125

Xét nghiệm CA 125 trong tầm soát ung thư buồng trứng

 

Xét nghiệm AFP trong tầm soát ung thư gan

    Trong cơ thể con người có một lượng rất nhỏ nồng độ AFP (alpha-fetoprotein) với giới hạn từ 0-7 ng/ml.

    AFP huyết tương tăng trong ung thư tế bào gan nguyên phát. Chỉ số này cũng có thể tăng trong viêm gan, xơ gan.

 

Xét nghiệm PSA trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

    Tuyến tiền liệt là 1 tuyến chỉ có ở nam giới. PSA có giá trị trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt, ngoài ra chỉ số này cũng tăng trong u phì đại, viêm tuyến tiền liệt.

    Ở nam giới <50 tuổi, giới hạn bình thường của chỉ số này là dưới 2,5 ng/ml; Ở nam giới > 50 tuổi, PSA bình thường là dưới 5 ng/ml.

 

Xét nghiệm CA 15-3 trong tầm soát ung thư vú

     CA 15-3  huyết tương (Carbohydrate antigen 15-3) có giới hạn bình thường nằm trong khoảng 0-32 U/ml. Nó tăng  tăng trong ung thư vú. Chỉ số này chỉ tăng khoảng 10% khi người bệnh bị ung thư vú giai đoạn đầu, và có đến 30% bệnh nhân ung thư vú lượng CA 15-3 không thay đổi. Khi bệnh tiến đến giai đoạn di căn thì CA 15-3 tăng đến 70%.

 

Xét nghiệm CA 72-4 trong tầm soát ung thư dạ dày

    Trong các dấu ấn ung thư thì CA 72-4 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất để chẩn đoán và theo dõi ung thư dạ dày. CA 72-4 còn được phát hiện ở những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, đại trực tràng, tuyến tụy, vú và một số bệnh lý lành tính khác.

    Giới hạn bình thường của chỉ số CA 72-4 nằm trong khoảng 0-5,4 U/ml.

 

Xét nghiệm CA 19-9 trong tầm soát ung thư mật tụy và tiêu hóa

    CA 19-9 trong huyết tương có giới hạn bình thường trong khoảng 0-33 U/ ml. Chỉ số này tăng trong các ung thư đường tiêu hoá như ung thư gan (thể cholangio), đường mật, dạ dày, tuỵ và đại trực tràng, đặc biệt là ung thư tụy.

 

Xét nghiệm TG (Thyroglobulin) trong tầm soát ung thư tuyến giáp

    TG hay Thyroglobulin là một glycoprotein chỉ được tổng hợp từ các tế bào nang của tuyến giáp. Giới hạn bình thường của TG trong huyết thanh là 1,4 – 78 ng/ml. TG huyết tương tăng phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp nói riêng và một số bệnh lý tuyến giáp nói chung.

 

Xét nghiệm TG

Xét nghiệm TG (Thyroglobulin) trong tầm soát ung thư tuyến giáp

 

Xét nghiệm CYFRA 21-1 trong tầm soát ung thư phổi

    Xét nghiệm CYFRA 21-1 huyết tương cần thiết để định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi (tế bào không nhỏ), nó cũng được sử dụng để chẩn đoán đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi diễn biến của ung thư phổi tế bào nhỏ. Giới hạn bình thường của chỉ số này là 0 – 3,3 U/L.

 

Xét nghiệm β2-M

    β2-Microglobulin (viết tắt là B2-M hoặc β2-M) là một protein màng với cấu tạo từ 100 acid amin. Giới hạn bình thường của β2-M từ 0 – 2000 µg/L. β2-M huyết tương tăng trong ung thư hệ lympho như: u lympho (lymphoma) hoặc đa u tuỷ xương (multiple myeloma); u lympho Hodgkin (Hodgkin lymphoma), u lympho không Hodgkin (Non-Hodgkin lymphoma).

     Những chỉ số trên rất quan trọng  trong tầm soát ung thư. Để chăm sóc sức khỏe của mình tốt nhất, phát hiện ung thư sớm, hãy đi tầm soát ung thư định kỳ nhé!

 

XEM THÊM:

  • 5 biện pháp giúp phát hiện và tầm soát sớm ung thư cổ tử cung
  • Triển vọng trong xạ trị ung thư bằng phương pháp proton và hạt nặng

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *